CAO BAN LONG được chế biến từ sừng già của con hươu/nai, gọi là lộc giác Hươu, nai có tố chất đặc biệt sung mãn, ăn nhiều loại thảo dược quý nên chúng rất tinh nhanh, tai rất thính, mắt rất sáng, mũi rất nhạy cảm, chân chạy rất nhanh và dẻo dai. Tuổi thọ của hươu, nai cao hơn các loài móng guốc khác. Sừng hươu nai có lõi đặc hơn hơn các loại sừng thú khác vì sừng nó là nơi tập trung tinh tủy. Sự phát triển của sừng hươu nai rất mạnh mẽ, nó có thể phát triển nặng đến 20kg, và rất cứng chắc. Với những đặc tính như vậy nên sừng hươu nai được coi là một loại dược liệu quý giá, CAO BAN LONG được coi như đan dược giúp con người cường kiện, trường thọ… là một trong những bài thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyềnĐông phương. - Theo Y học cổ truyền, CAO BAN LONG có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, quy kinh vào Can, Thận, Tâm, Tâm bào. - Bổ trung, ích khí. bồi dưỡng sức khoẻ, chống mệt mỏi suy nhược. Bổ dương, cường tinh, chữa thận dương suy yếu, sinh lý yếu, phòng dục quá độ, di tinh, mộng tinh, mệt mỏi sau quan hệ tình dục.Hoạt huyết, phục hồi não suy, tăng cường trí nhớ, giảm mệt mỏi căng thẳng. - Cầm máu, hồi phục sau phẫu thuật, nội thương, xuất huyết tiêu hóa, phụ nữrong kinh rong huyết v.v.. - Mạnh gân cốt, giảm loãng xương, chữa đau lưng mỏi gối, đau nhức khớp xương. Hải Thượng Lãn Ông viết: “Cao Ban Long, còn có tên gọi là Bạch giao, bổ trung ích khí, vào các kinh Thận, Tâm, Can và Tâm bào có tác dụng: bổ nguyên dương, thuốc tư bổ cường tráng uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, mập khỏe, đẹp da, chủ yếu dùng trị nội thương, mệt mỏi, lưng đau, gầy còm, chống còi xương và suy dinh dưỡng, phụ nữ huyết bế, không có con, yên thai khỏi đau, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, các bệnh sương khớp, thoái hóa cột sống, ra nhiều mồ hơi, ngã gãy tổn thương. Thực sự là vị thuốc rất quý.” - Ngày nay, CAO BAN LONG còn được sử dụng dưới dạng mỹ phẩm, bổ sung collagen tạo thêm làn da khoẻ mạnh và trẻ trung (sẽ có bài viết kỹ hơn về vấn đề này) - Đặc biệt CBL rất hiệu nghiệm với chứng khô AĐ và mất hưng phấn, không đáp ứng TD ở nữ giới.
* Liều dùng: 5 – 10g/ngày, có thể dùng nhiều hơn. Chia làm 2 lần, ăn vào buổi sáng hoặc trưa.
* Cách dùng: cắt thành từng miếng mỏng ngậm tan trong miệng, hoặc ăn với cháo nóng, hấp cách thủy với chút nước đường phèn, với mật ong hoặc ngâm rượu (rượu nồng độ không quá 38 độ).
- Đối với người có thể trạng hư nhược, thiên hàn (hay cảm giác lạnh người, lạnh chân tay, lưng, đại tiện phân lỏng, hay dị ứng với thức ăn thủy hải sản…) có thể pha cao với nước gừng tươi hoặc trà gừng.
|