TRANG CHỦ HOTLINE: 0986.704.567 - 0985.705.931     ALBUM ẢNH LIÊN HỆ
CÂY THUỐC QUÝ
Bản in
CÂY SẢ
Tin đăng ngày: 4/3/2021 - Xem: 454

Tên khác

Còn gọi là cỏ sả, Sả chanh, lá sả, hương mao.

Tên khoa học Cymbopogon CitratusThuộc họ lúa – Poaceae. Ngoài ra, còn có Sả Java hay Sả xoè (Cymbopogon Winterianus Jowitt) (DC) Stapf.

Thuộc họ lúa – Poaceae. Ngoài ra, còn có Sả Java hay Sả xoè (Cymbopogon Winterianus Jowitt)

( Mô tả, hình ảnh cây sả, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả

Cây hiện được trồng đại trà ở nước ta. Cây cao khoảng 1,5m sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.

Sả có mùi thơm, được trồng rộng rãi ở các vườn gia đình để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, ướp với thịt heo cho thơm, nấu thịt chó, làm dưa ăn… Lá Sả có thể nấu nước để gội đầu. Ngoài ra, có thể chiết xuất cây sả để lấy chất tinh dầu citral và geraniol.

Sả có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm..

Trồng sả mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo

Thành phần hoá học

Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)

Vị thuốc sả

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Công dụng:

1. Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy

2. Có thể nấu phối hợp với Hương nhu, Húng chanh, Bưởi... để xông giải cảm, sốt.

3. Trị bệnh Thấp khớp, xoa bóp các vết bầm dưới da, cầm máu; kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh.

Liều dùng:

10-20g

Cây sả

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sả

Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: 

Củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.

Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi:

Lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.

Giải cảm:

– Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

– 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.

– Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).

– Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.

Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai: 

Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.

Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực:

Lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.

Trị nhức đầu: 

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.

Trị ho: 

Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.

Sạch răng miệng: 

Củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.

Những lưu ý khi dùng cây sả

Do sả có tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi nên chỉ thích hợp dùng để trị các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. VD: Khi bạn bị cảm lạnh do đi mưa hoặc do nhiễm lạnh, có các triệu chứng như: sợ lạnh, rét run, không ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, đờm trong loãng bạn có thể dùng sả xông hoặc sắc uống giúp giải cảm hàn rất tốt.

Tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của sả sẽ làm hao khí và tân dịch nên các trường hợp cơ thể hư nhược và các chứng bệnh do nhiệt gây ra như: cảm nhiệt hay cảm nắng chúng ta không nên dùng sả uống hoặc xông”. Ngày nay, nhiều người dùng tinh dầu sả để tiết kiệm thời gian, để phát huy tối đa tác dụng của tinh dầu sả, các bạn cần lưu ý:

Các loại tinh dầu nói chung đều có đặc điểm là rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy nếu bạn dùng tinh dầu để uống hoặc xông hơi, xông tắm thì chúng ta nên cho tinh dầu vào sau cùng sau khi đã đun xong nước sôi. Và chúng ta cũng đừng quên đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng tinh dầu sả. Như vậy sẽ giúp ta phát huy được các tác dụng của tinh dầu sả một cách tốt nhất.

>> Cây thuốc quý khác
 
 
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Đông y gia truyền Thương Thảo thừa kế nhiều đời, lương y Hồ Sỹ Ái, nguyên chủ tịch đông y Hà Tĩnh, lương y cao cấp từ năm 1977 – 1979.Ông là một trong những cán bộ nguồn quốc gia...
LIÊN KẾT QUẢNG CÁO
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
van phong - 0985705931

Tư vấn - 0986.704.567
Hôm nay: 193 - Tất cả: 1,549,176
Trang chủ |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Chữa trị các bệnh  |  Thuốc bổ chữa bệnh  |  Cây thuốc quý  |  Dành cho bệnh nhân  |  Bảng tra cứu Huyệt Vị  |  Thuốc do nhà thuốc bào chế  |  CÁC BÀI THUỐC  | Liên hệ
Công ty TNHH Y dược Thương Thảo
Địa chỉ: Khối 3 - Thị trấn Nghi Xuân - Hà Tĩnh
Điện thoại: 0986.704.567 - 0985.705.931
Email: [email protected] - Website: http://yduocthuongthao.com