Tên khác:
Tên thường gọi: Nhót tây còn có tên là Phì phà, nhót Nhật Bản, Tỳ bà diệp (là lá khô của cây Nhót tây).
Tên khoa học: Ẻiobotrya japonica Lindl.
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Nhót tây, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây nhót tây hay tỳ bà diệp là một cây cao 6-8cm, rộng 3-8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt, hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15-20mm, có lông màu hung đỏ. Quả thịt hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3-4cm, đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ, mùa quả chín vào tháng 4-5.
Phân bố:
Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Lá hái vào tháng 4-5, cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng, nhân hạt tỳ bà gọi là tì bà nhân.
Bộ phận dùng:
Lá, lấy lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non) và Quả tỳ bà (tỳ bà diệp).
Mô tả dược liệu
Lá khô dài hình bầu dục tròn, dài 12 ~ 25 cm, rông 4 ~ 9cm. Lá ngay thẳng dần nhọn, phần đáy hình nêm, phần trên rìa răng cưa, phần đáy đủ rìa. Mạch lưới hình lông vũ, mặt dưới mạch trong dày lên. Mặt lá màu xanh tro, sắc cọ vàng hoặc sắc cọ đỏ, mặt trên bóng láng; măt dưới lông nhung sắc cọ. Cuống lá ngắn, lá chất sừng mà giòn. Không mùi, vị hơi đắng. Dùng lá to, sắc xanh xám, không rách nát là tốt.
Bào chế
– Tỳ bà diệp : chải bỏ lông tơ, dùng nước rửa sạch, hơi ướt, cắt sợi, phơi khô. Hoặc dùng miếng vải chùi sạch lông, lấy nước cam thảo lại chùi sạch, lau cho khô bôi mỡ sữa lên khắp lá mà nướng qua (Lôi Công Bào Chích Luận).
- Tẩm gừng sao vàng hoặc tẩm mật sao vàng (tuỳ theo bệnh).
– Tỳ bà diệp chích mật: Lấy Tỳ bà diệp sợi, thêm mật ong luyện chín và nước sôi lượng thích hợp, trộn đều, đậy kín cho ngấm qua, bỏ vào trong chảo dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay là độ, lấy ra, để nguội. (Cứ 100 cân Tỳ bà diệp tơ, dùng mật ong luyện chín 26 cân)
– Lôi công bào chích luận: Sau khi hái được Tỳ bà diệp, vải thô lau sạch lông, dùng nước Cam thảo rửa qua 1 lần, lại dùng bông tơ lau cho khô, mỗi 1 lượng dùng bơ 1 phân nướng vậy, bơ hết là độ.
– Cương mục: Trị bệnh bao tử dùng nước gừng quét nướng, trị bệnh phổi dùng nước mật quét nướng thì tốt.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chọn lá xanh, to, bỏ lá vàng, nát. Để cái sàng trên một chậu nước vừa đủ ngập. Để lá trên mặt sàng, dùng bàn chải mềm chải hết lông cho kỹ. Nếu không nó sẽ gây ngứa cổ và ho. Thái nhỏ, phơi khô (dùng sống).
Bảo quản:
Thu hái về cần chế biến ngay, nếu không 2 - 3 hôm bị úa, thối.
Để nơi khô ráo, thoáng, tránh làm vụn nát. Bào chế rồi đậy kín, không nên để lâu
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị:
Theo tài liệu cổ, Tì bà diệp có tính vị đắng, tính bình.
Quy kinh:
Vào 2 kinh phế và vị.
Tác dụng:
Có tác dụng mạnh thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm, dùng chữa bệnh do nhiệt mà sinh ho, nhiều đờm,nôn khan, miệng khát.
Công dụng:
Chữa ho nôn mửa, giúp sự tiêu hóa, phụ nữ có thai nôn mửa. Nước sắc dùng ngoài để rửa vết thương.
Liều dùng:
Liều dùng ngày uống 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ:
Người hư hàn mà nôn mửa hoặc do phong hàn thì không nên dùng.
Ứng dụng lâm sàng của Tỳ bà diệp
Chữa ho, viêm khí quản mãn tính:
Tì bà diệp 20g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa l0g, cam thảo 5g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).
Chữa đổ máu cam:
Tì bà diệp (lau sạch lông), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè.
Trị Tỳ Vị hư nhược sinh ói mữa:
Bán hạ 4g, Mao căn 80g, Nhân sâm 4g, Phục linh 20g, Sinh khương 7 lát, Tỳ bà diệp 8g. Sắc uống. (Tỳ Bà Diệp ẩm – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
Trị trúng thử (cảm nắng) đầu váng, hoa mắt:
Tỳ bà diệp 20g, Chích thảo 40g, Đinh hương 20g, Hậu phác 20g, Hương nhu 30g, Mạch môn 40g, Mao căn 40g, Mộc qua 40g, Trần bì 20g, thêm Gừng 3 lát. Tán nhỏ mỗi lần dùng 12-14g, hoặc sắc uống. (Tỳ Bà Diệp Tán).
Trị chứng quy hung (ngục nhô ra như con rùa):
Tỳ bà diệp, Bạc hà, Bách hợp, Bối mẫu, Sa sâm, Tang diệp, Thiên hoa phấn, Tiền hồ, Tô tử, Xạ Can, Sinh khương. Liều tuỳ chứng sắc uống. (Tỳ Bà Diệp Thang).
Trị Phế ho do phong nhiệt:
Tỳ bà diệp 12g Cam thảo 4g, Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Nhân sâm 4g, Tang bạch bì 8g,. Sắc uống. (Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm gia vị – Ngoại Khoa Đại Thành).
Trị ho hen (do phế nhiệt):
Tỳ bà diệp chích mật 12g, Tang bạch bì 14g, Bạch tiền 12g, Cát cánh 8g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị buồn nôn và nôn (do Vị nhiệt):
Tỳ bà diệp 12g, Trúc nhự 12g, Lô căn 12g, Cam thảo chích 6g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian) |