Tên khác Sâm nam, đầu vù, rễ kế,
Tên dược: Radix Dipsaci
Tên thực vật: Dipsacus asper Wall
Tên thường gọi: Tục đoạn
(Mô tả, hình ảnh cây Tục đoạn, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả
Tục đoạn thuộc loại cây thảo, cao khoảng im, thân có cạnh, trên mỗi cạnh có một hàng gai quắp xuống dưới. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá chia thành 8 – 9 thùy, mép có răng cưa. Hoa tự hình đầu, màu trắng. Quả bế có 4 cạnh màu xám trắng. Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và những vùng núi cao, mát mẻ hay trên nương rẫy có bóng cây râm mái
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:
Củ được đào vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 8. Sau khi loại bỏ những củ bị xơ, củ được thái lát và đem phơi nắng.
Tác dụng dược lý
Thuốc có tác dụng làm thóat mủ (bài nùng) đối với ung nhọt, cầm máu, giảm đau, có tác dụng tăng sữa và làm tăng nhanh tổ chức tái sinh. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi: nghiên cứu tác dụng dược lý loài Dypsacuspilosus (cùng chi khác loài với Tục đoạn), có nhận xét với liều 0,2 - 0,3g cao đối với một thể trọng của chó và mèo thì thấy huyết áp cao lên, nhịp tim nhanh lên, đồng thời biên độ mạch cũng tăng, hơi thở mau và sâu. Thử trên tủy sống của ếch thấy cao Dypsacus pilosus có tác dụng gây mê mạnh.
Thành phần hóa học:
Tục đoạn có chứa tinh dầu, tanin và chất có tên là dipsacin
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
+Tính vị: Tục đoạn vị đắng, ngọt, cay và hơi ấm
+Qui kinh: Can thận
Công dụng: Bổ can thận, Hoạt huyết, Mạnh gân cốt.
Chỉ định:
- Can thận hư biểu hiện Đau lưng mỏi gối hoặc yếu chân. Tục đoạn phối hợp với Ðỗ trọng và Ngưu tất.
- Rối loạn các kinh Chong và Ren do can thận hư, biểu hiện băng kinh, rong huyết và doạ sảy thai (động thai). Tục đoạn phối hợp với Ðỗ trọng, A giao, Ngải diệp, Hoàng kỳ và Ðương qui.
- Ngoại thương. Tục đoạn phối hợp với Cốt toái bổ và Huyết kiệt để giảm sưng và giảm đau.
Liều lượng:10-20g
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tục đoạn
_Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng Tục đoạn, Tỳ giải, Ngưu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80g, nghiền bột mịn luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 - 3 lần, uống với nước nóng hoặc rượu nóng.
_Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân: Tiếp cốt tán: chích Nhũ hương, chích Một dược, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng, Huyết kiệt, Tục đoạn, Đương qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12g, Mộc hương 8g, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước sôi nguội hoặc hòa với dấm rượu đắp ngoài.
_Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài: Tục đoạn, Đương qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.
_Chữa động thai: Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, Đỗ trọng (tẩm nước gừng sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo tàu (Đại táo) viên bằng hạt ngô, ngày uống 30 viên với nước cơm. |