Mô tả cây: Hà thủ ô trắng là một loại dây leo , dài từ 2 - 5m. Thân và cành màu hơi đỏ hoặc nâu đỏ, có rất nhiều lâu, khi già thì nhẵn dần.. Lá mọc đối, hình mác dài, đầu nhọn, đáy tròn hoặc hơi hình nón cụt, có lông mịn và nhiều ở mặt dưới, mặt trên cụng có lông nhưng ngắn hơn. Phiến lá dài 4-14cm, rộng 2-9cm, cuống lá dài 5-8cm cũng có nhiều lông. Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông. Quả đại tách đôi ra như sừng bò. Quả hình thoi,màu xám, nhiều lông, dài 7-11cm, rộng 8mm. Hạt dẹt, phồng ở lưng, dài 5-7mm, rộng 2mm, có chùm lông mịn dài 2cm. Vì có nhiều lông trông như mốc cho nên nhiều nơi còn gọi là dây mốc. Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra thứ nhựa trắng như sữa cho nên tên cây sữa bò.

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây thường ưa những nơi đất đồi cứng như: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ, Tuyên Quang, Cao Bằng.Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm.
Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
Bào chế Theo Trung y: Lấy hà thủ ô đã cắt miếng cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm 1 đêm, cứ 10kg hà thủ ô thì dùng 2,5 kg rượu. Ngày hôm sau bỏ vào chõ đồ 4 giờ, lấy ra phơi râm cho khô, lại tẩm lại đồ hai lần nữa là được. Miếng hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, ngày thay nước 1 lần; rửa lại, đổ nước đậu đen vào cho ngập (1kg hà thủ ô 100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ nát) nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho được chín đều), củ trở nên mềm lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi cho khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết (cách này thường dùng). Muốn làm kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái. Khi đun nấu, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét
- Hà thủ ô đỏ, có thể thêm hà thủ ô trắng Tylophora juventas Woodson, họ thiên lý, mỗi thứ đều nhau, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm, ngày thay nước gạo một lần. Cạo bỏ vỏ hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào chõ, cứ một lượt hà thủ ô thì một lượt đậu đen; đổ cho chín nhừ đậu đen, bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hoặc sấy khô và tán bột. Rượu hà thủ ô sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào trong túi vải, ngâm rượu 400 trong 10 ngày với tỷ lệ 1/4. Lọc pha thêm sirô đơn càng tốt (nửa rượu hà thủ ô với 1 sirô). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml trước bữa ăn.
Tác dụng dược lý: Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972).
Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972).
Thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt.
Hà thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch. Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.
Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột ( Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược - Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 - 346).
Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.
Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lî Flexner.
Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm ( Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960). Glucozit Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
Công dụng :
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ ích tinh huyết
Hà thủ ô dùng sống có tác dụng giải độc, triệt ngược, nhuận tràng, thông tiện, tư âm cường tráng.
Chủ trị:
Chủ trị tinh huyết hư, sốt rét lâu ngày, ung sang độc, chứng loa lịch, chứng táo bón.
Chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa Thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
Cách dùng - liều dùng: Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn.
Ứng dụng lâm sàng của hà thủ ô trắng: Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa Đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được. Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Chữa tiểu đường thể trung tiêu (vị tiêu): ăn nhiều chóng đói, thân thể ngày càng gầy, hay khát. Bài thuốc: Hà thủ ô trắng sao vàng hạ thổ 500g, hoài sơn 1000g, liên nhục 10000g, sâm voi 500g, cử đinh lăng 500g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ mịn, luyện mật ong làm hoàn. ngày dùng 6-8g chia 2 lần uống với nước sắc cây cối xay (cối xay 20g nước 200ml.
Chữa sốt rét ngã nước do muỗi truyền Bài thuốc: Hà thủ ô trắng (tẩm rượu sao vàng) 250g, Dây thẩn thông 100g, Thường sơn (bỏ gân lá tẩm rượu sao vàng) 40g, Thảo quả (đập bỏ vỏ lấy nhân hạt sao thơm) 40g, Miết giáp (tẩm giấm sao vàng) 50g, Mã tiền chế 10g
Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh. Khi dùng hà thủ ô trắng kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi. |