Mô tả cây: Cây ngưu tất là một loại cỏ xước nên người ta hay nhầm với cây cỏ xước. CỎ có than mảnh, hơi vuông, cao 1m có khi 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12cm, rộng 2-4cm phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, Hoa tự mọc thành bông ở đầu, cành hoặc kẻ lá

Phân bố, thu hái, chế biến: Hiện ta đang trồng giống ngưu tất di thực của trung quốc có rễ to hơn những cây cỏ xước mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Rễ đào về rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô. sẽ thấy màu đỏ,
Tác dụng dược lý:
Theo trung hoa y học tạp chí năm 1935:
1, Cao lỏng ngưu tất có tác dụng làm dịu sức căng của tử cung chuột bạch
2, Đối với tử cung thỏ có tác dụng co bóp
3, Làm dịu tử cung của mèo không có chửa và gây co bóp mạnh tử cung đối vớ mèo đang có chửa
4, Đối với tử cung của chó thì lúc co bóp mạnh, lúc lại dịu lại
5, Tác dụng rực tiếp dây thần kinh phía dưới bụng
- Theo kinh lợi bân, viện nghiên cứu quốc lập bác kinh sở nghiên cứu sinh lý học (1937) thì ngưu tất có tác dụng sau:
1, Đối với động vật đã gây mê , ngưu tất có thể gây giảm huyết áp tạm thời
2, Có tác dụng làm yếu sức bóp của tim ếch
3, Ức chế sự co bóp của khúc tá tràng
4, Tác dụng lợi tiểu
5, Liều cao, ngưu tất kích thích sự vận động của tử cung.
Công dụng và liều dùng:
Tính vị theo đông y: VỊ chua, đắng, bình, không đọc . Vào 2 kinh gan và thận. Có tác dụng bổ huyết, hành ứ, mạnh gân cốt, bổ can thận Trong nhân dân ngưu tất được dùng trong bệnh viêm khớp, đau người, sau khi đẻ máu hôi không sạch, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn
Ngày dùng 3-9g dưới dạng thuốc sắc
NGƯỜI CÓ THAI KHÔNG DÙNG ĐƯỢC |