Tên khác
Còn có tên chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, dây vắng, mổ sẻ
Tên khoa học Jaminumsubtriplinerve
Thuộc họ Nhài Oleaceae
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Mô tả:
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu. Theo nhân dân, có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc. Cây chè vằng rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón – đây là loại cây rất độc, chính vì vậy mọi người cần phân biệt để tránh hái nhầm. Cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần) màu vàng. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu đen, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió. Cây mọc hoang ở rừng núi và trung du
Bộ phận dùng:
Cành lá, thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Công dụng: Kháng sinh, chống viêm, thuốc bổ đắng cho phụ nữ đẻ.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Chè vằng
Trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, Thấp khớp, nhức xương, ngứa, lở chốc. Ngày 20 - 30g cành lá sắc uống.
Lá tươi sắc dùng tắm, rửa hoặc giã đắp
|