Hoàng kỳ là cây thuốc quý, dạng cây thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng phân nhiều cành, cao khoảng 6-70cm, phân nhiều cành. Rễ hình trụ đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai rất khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay màu vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, trên trục lá có lông trắng, lá kèm mọc rời, lá kèm phía dưới hình trứng tròn, lá kèm phía trên hình mác. Lá chét có từ 8-13, dài từ 6-20m, rộng 3-8mm, đầu lá nhọn hoặc tròn. Hoa tự dài hơn lá. Cuống hoa tự dài 4-12cm, lá bắc hình mũi mác ngắn hơn lá dài. Đài hoa hình chuông xẻ răng cưa ngắn. Tràng hoa màu vàng nhạt. Nhị đực 10, xếp thành 2 bó. Quả loại đậu hình bán nguyệt bẹt, dài 2,5cm, rộng 9mm, có lông dính dát quả, đầu quả dài ra thành hình gai nhọn. Ở Trung Quốc mùa hoa vào tháng 6-7, quả tháng 8-9. Sống tốt ở nơi đất cát, thoát nước tốt, bờ rừng, hay gặp ở các tỉnh Diên An, Du Lâm, Bửu Kê, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc, Tứ Xuyên. Cây được trồng hoặc mọc hoang ở Trung Quốc. Mãi cho tới nay nước ta còn phải nhập Hoàng kỳ của Trung Quốc ở nước ta mới còn đang di thực chưa được phổ biến.

Thu hái, sơ chế: Vào mùa thu, thu hoạch rễ, thường thu hoạch sau 3 năm, sau 6-7 năm thì càng tốt. Đào rễ rửa sạch đất cát cắt bỏ đầu và rễ con, phơi hay sấy khô.

Bào chế: Rửa sạch, ủ hơi mềm, xắt hoặc bào mỏng 1-2 ly.Sấy nhẹ hoặc phơi cho khô (dùng sống). Hoặc sau khi làm khô đập nát tước nhỏ, tẩm mật rồi sao vàng (cách này hay dùng gọi là Chích hoàng-kỳ). + Chủ ung nhọt lở loét lâu ngày, bài nùng, chỉ thống, trị bệnh phong hủi, ngũ trĩ, bổ hư, tiểu nhi bách bệnh (Bản Kinh).
+ Chủ tử cung bị phong tà khí, trục ác huyết ở ngũ tạng, bổ hư tổn (nam giới), ngũ lao (5 tạng hư tổn) gầy ốm, chỉ khát, bụng đau, tiêu chảy, lỵ, ích khí, lợl âm khí (Biệt Lục).
+ Chủ hư suyễn, thận suy, tai điếc, trị hàn nhiệt (Dược Tính Bản Thảo).
+Hoàng ky trợ khí, tráng gân cốt, trưởng nhục, mạnh cơ bắp, bổ huyết, phá trưng tích, trị loa lịch, anh lựu, trường phong, huyếtbăng, đái hạ. .. các bệnh trước và sau khi sinh đẻû, tiêu khát, ho có đờm (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Trị hư lao, mồ hôi tự ra, bổ phế khí, làm mạnh da lông, tả phế nhiệt, mạch huyền, mồ hôi tự ra, trị tỳ vị hư nhược, các chứng ung mụn họt, lở ngứa (Y Học Khởi Nguyên).
+ Dùng sống: Trị mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, huyết tý, nhũ ung, ung thư (mụn nhọt) không vỡ mủ hoặcvỡ mủ mà không gom miệng. Dùng nướng: Trị nội thương lao quyện, tỳ hư, tiêu chảy, thoát giang, khí hư, huyết thoát, băng đới, các chứng khí suy, huyết hư (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Trị đái đường, đái đục, đái buốt...Dương hư, tự ra mồ hôi, mệt mỏi ăn ít, khí hư phù thũng, Khí hư, mất huyết, băng huyết, Ung nhọt, lở loét không liền miệng . Trung khí hạ hãm gây ra các chứng bao tử sa, trực trường sa, tử cung sa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị khí hư, không có sức, ăn ít, trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, thoát giang, tiêu ra máu, băng lậu, phần biểu hư mồ hôi tự ra, khí hư, thủy thủng, ung nhọt không vỡ mủ, vết thương không liền miệng, huyết hư, gầy ốm, nội nhiệt, tiêu khát, Thận viêm mạn, tiểu đục, tiểu đường.Nướng mật có tác dụng ích khí bổ trung, trị khí hư, không có sức, ăn ít, tiểu đường (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
|