Bộ phận dùng: Hột lúa mạch mì đã có mầm. Hột khô chắc cứng, mọc mầm đều, còn đủ mầm, không ẩm mốc, không nát là tốt. Xưa nay ta vẫn dùng hột Đại mạch nghĩa là Mạch nha không mầm, phơi khô. Như thế là không đủ. Nên dùng Cốc nha tức là hạt thóc tẻ (Oriza sativa L), thóc chiêm ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô.

Phương pháp chế biến: Lúa mạch ngâm trong nước 1 ngày sau đó đặt vào rổ. Vảy nước lên lúa mạch hàng ngày cho tới khi lên mầm. Thành phần hoá học: Mạch nha và cốc nha có thành phần hóa Học giống nhau, có tinh bột, chất béo, protid, men chuyển hoá đường, matose, saccharose glucose, sinh tố B, lexitin, các men amylase, mantase.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Mạch nha có Amylase và vitamin B nên có tác dụng trợ tiêu hóa. Do Amylase không chịu nóng nên cho vào sắc hoặc sao cháy thì hoạt lực giảm sút. Mạch nha có tác dụng hạ đường huyết. Độc tố của Mạch nha trong thuốc có hàm lượng với tỷ lệ 0,02 - 0,35%, dùng uống khó hấp thu, cho nên không có ý nghĩa lâm sàng, nhưng lúc làm thức ăn cho gia súc liều lượng lớn cần chú ý. Còn một số bị nhiễm độc là do mầm nha bị biến chất, một số nấm độc ký sinh ở mầm sinh ra nên trong lúc thu hoạch hay mua cần lưu ý. Công dụng: Chữa khó tiêu và điều hoà vị tăng khí tự do của gan và giải ứ trệ.
Liều dùng: 10-15g. Ứng dụng lâm sàng:
Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn: Sao Mạch nha, Sinh Sơn tra đều 10g sắc uống.
Bổ tỳ thang: Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật đều 10g, Thảo quả 6g, Cam thảo 3g, Can khương 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống.
Trị chứng rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư hàn. Khó tiêu biểu hiện như chán ăn và chướng bụng và thượng vị: Dùng mạch nha phối hợp với sơn tra, thần khúc và kê nội cân.
Tắc sữa hoặc tức vú kèm đau: Dịch sắc của mạch nha nửa sống và nửa rán dùng 2 lần/ngày, 30-60g/lần.

|