Cây Thạch xương bồ

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ phân nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá bắc to và dài, nom như cụm hoa mọc trên lá. Quả mọng khi chín màu đỏ nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt.
Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) và thạch xương bồ lá nhỏ (A. gramineusSoland. var. pusillus Engl.) cũng được dùng. Thạch xương bồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh còn có tên , là thân rễ phơi khô của cây Thạch xương bồ Acorus Gramineus Soland. Còn Thủy xương bồ (Rhizoma Acori calami) là thân rễ phơi khô của cây Thủy xương bồ Acorus Calamus L. Thạch xương bồ cũng như Thủy xương bồ mọc khắp nơi ở miền Trung và Bắc nước ta. Cây Xương bồ thuộc họ Ráy ( Araceae).
Thạch xương bồ vị cay tính ôn, qui kinh Tâm Vị
Theo các sách thuốc cổ: Sách Bản kinh: vị cay ôn.
Sách Danh y biệt lục: không độc.
Sách Dược tính bản thảo: vị đắng cay không độc. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thạch xương bồ
Chữa ho lâu ngày: Lá tươi thạch xương bồ, hạt chanh, hạt quất, mật gà đen, liều lượng như nhau, giã nhỏ, thêm ít đường hoặc mật, hấp cơm, uống mỗi ngày 4-6g.
Chữa cảm lạnh, cấm khẩu, loạn nhịp tim, chân, tay nhức mỏi, đầy bụng, ỉa chảy: Thân rễ thạch xương bồ 8g sắc uống.
Chữa chứng kém ngủ, hồi hộp, đau đầu, chóng mặt, có cảm giác nóng bừng trong người, tiểu tiện ít: Thảo quyết minh (sao đen) 30%, Liên tâm(sao qua) 25%, Thạch xương bồ( thái nhỏ, sấy giòn) 20%, Mạch môn(bỏ lõi, sao khô) 25%. Tất cả đem tán thành bột mịn, luyện với đường làm viên 1,5g. Ngày uống 10-20 viên chia làm 2 lần sớm và tối. Trẻ em uống bằng nửa liều trên.
Chữa chứng phong thấp làm tay chân không duỗi được hoặc bị liệt: Thạch xương bồ ngâm với nước vo gạo, rửa sạch( kỵ đồ sắt), dùng chày gỗ giã nát rồi đem ngâm với rượu uống, hoặc tán mịn làm thành viên, ngày uống 8g.
Chữa chứng ù tai: Thạch xương bồ 10g, Cúc hoa 25g, Xa tiền thảo 25g. Sắc uống thay nước liên tục 7-8 ngày.
Chữa liệt mặt (Thừa kế LY Nguyễn Văn Thắng-P Phú Thạnh, TP Tuy Hòa): Lá thạch xương bồ, Củ sả, Củ gừng, đều 8-10g, dùng tươi, rửa sạch, giã nát, hòa ½ chén nước tiểu trẻ con, khuấy đều, cho bệnh nhân uống.
Trị động kinh: Dùng chất chiết xuất của Thạch xương bồ Asrone trị 90 ca cơn động kinh lớn, người lớn mỗi lần 50mg, ngày 3 lần, trẻ em giảm liều, một liệu trình 1 tháng, theo dõi lâm sàng từ 3 tháng đến 2 năm, có kết quả 83,3% ( Trần kiến Gia, Thông báo dược học 1982,9:50). Một báo cáo khác của Trần Kiến Gia dùng Asarone chích bắp, lần đầu 20mg, trong 30 phút nếu còn tái phát chích 20mg nữa, trẻ em giảm liều, hoặc truyền tĩnh mạch (1 - 2mg/kg cân nặng cho vào dịch 10% glucoz). Đã cấp cứu 18 ca động kinh cơn liên tục, kết quả tốt 8 ca, có kết quả 10 ca, tỷ lệ kết quả 100% ( Tạp chí Trung y 1982,12:39).
Trị trẻ em trí lực phát triển kém: Thạch xương bồ kết hợp với Nhân sâm, Viễn chí, Bổ cốt khí, Đậu khấu, sữa bột cacao, đường chế thành Bánh Dưỡng trí tăng lực trẻ em. Mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 2 lần, 2 tuần là một liệu trình, thời gian điều trị 3 tháng. Đã trị 30 ca đều có cải thiện chức năng vỏ não, nâng cao tư duy và khả năng phân tích ( La Thiện Hoa và cộng sự. Kỷ yếu nghiên cứu Trung thành dược 1982,6:22).
Trị chứng hôn mê sốt cao do đàm mê tâm khiếu: Xương bồ uất kim phương: Thạch xương bồ tươi 3g, Uất kim 5g, Sơn chi (sao) 6g, Liên kiều 10g, Cúc hoa 5g, Hoạt thạch 12g, Trúc diệp 10g, Đơn bì 6g, Ngưu bàng tử 10g, Trúc lịch 10g, Gừng tươi (giã lấy nước) 6 giọt, Ngọc xu đơn (bột thành phẩm) 1,5g hòa uống. Sắc nước uống, bằng xông bao tử nếu cần. Xương dương tả tâm thang: Xương bồ, Hoàng cầm, Tô diệp, Hậu phác đều 6g, Phán Bán hạ, Trúc nhự, Tỳ bà diệp đều 10g, Lô căn 15g, Hoàng liên 3g, sắc uống.
Trị đau đầy vùng thượng vị do trúng hàn khí trệ: Thạch xương bồ, Mộc hương đều 6g, Chế hương phụ 12g, sắc uống, ngày 1 lần.
Trị lị cấm khẩu: Khai cấm tán: Nhân sâm 2g, Xuyên Hoàng liên 5g, Thạch xương bồ 6g, Thạch liên tử 12g, Đơn sâm 12g, Phục linh, Trần bì, Trần mễ, Hà diệp đế (cuống lá sen) đều 12g, Đông qua nhân 15g, sắc uống.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh nóng vì dễ mốc.
Kiêng ky: Âm hư, huyết hư kém, hoạt tinh, nhiều mồ hôi không nên dùng.
|