Tên khác
Cây thung dung (Vì vị thuốc này nung núc những thịt, tính chất bổ lại hòa hoãn từ từ, do đó có tên là Nhục thung dung)
Tên khoa học
Herba Cistanches Caulis Cistanchis
Khu vực phân bố
Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc từ cá tỉnh Thiểm tây, Cam túc của Trung quốc, ngoài ra cây còn mọc ở Mông cổ, ở Việt Nam chưa tìm thấy sự hiện diện của cây thuốc này.
Bộ phận dùng
Toàn cây đều được dùng làm thuốc
Cách chế biến và thu hái
Tại những nơi có cây thuốc này, người dân thu hoạc vào hai mùa xuân và mùa thu, nhưng thời gian thu hoạch tốt nhất vẫn là từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quá thời gian đó thì chất lượng kém, nếu thu hái vào mùa xuân thì cần loại bỏ đất cát, để khô trong mát là được, còn nếu thu hái vào mùa thu, nước nhiều rất khó làm khô, người ta cho vào hũ muối với muối từ 1 đến 3 năm, khi dùng thì rửa sạch muối để sử dụng, có khi người ta đun cách thủy với rượu đến khi rượu cạn mới dùng. Ngoài ra người dân còn chế biến nhục thung dung với mật ong để giúp bảo quản được lâu hơn.
cây nhục thung dung
Tác dụng của Nhục thung dung:
Theo Đông y, nhục thung dung vị ngọt, chua, mặn, tính ôn; vào thận, đại tràng. Cây có các tác dụng sau :
- Trị táo bón ở người cao tuổi do khí huyết hư.
- Ôn thận tráng dương
- Nhuận tràng thông tiện
- Thận dương hư, di tinh, liệt dương, lưng đau gối mỏi
- Trị vô sinh do suy giảm sinh lý
- Trị tiểu dắt, dị niệu
Đối tượng sử dụng :
Nhục thung dung là vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền, cây được y học cổ truyền ứng dụng để điều trị các trường hợp suy giảm sinh lý ở nam giới, cụ thể cây được dùng trong các trường hợp sau:
- Dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, lưng và gối đau buốt.
- Dùng cho trường hợp thận dương hư di tinh liệt dương, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, di niệu, sợ lạnh, tay chân lạnh, tỳ vị hư hàn, người cao tuổi dương hư táo bón, phụ nữ vô sinh…
- Dùng cho các trường hợp thận hư liệt dương.
- Người bị táo bón ở người cao tuổi do khí huyết hư.
- Dùng cho các trường hợp tiểu dắt, di niệu.
Cách dùng nhục thung dung :
Dưới đây là một số cách chữa bệnh cho nam giới bằng loại cây này rất hiệu quả xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
- 1. Ôn thận tráng dương: nhục thung dung 16g, viễn chí 6g, sà sàng tử 12g, ngũ vị tử 6g, ba kích tím 12g, thỏ ty tử 12g, đỗ trọng 12g, phụ tử 12g, phòng phong 12g. Các vị nghiền bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 – 20g, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối. Dùng trong trường hợp thận hư, liệt dương, lưng và gối đau buốt.
- 2. Nhuận tràng thông tiện: nhục thung dung 24g, hoạt ma nhân 12g, trầm hương 20g. Các vị nghiền bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12 – 20g, uống với nước. Dùng trong trường hợp tân dịch hao tổn sinh ra đại tiểu tiện bí.
- 3. Trị suy nhược thần kinh: Nhục thung dung 10g, sơn thù du 5g, thạch xương bổ 4g, phục linh 6g, thỏ ty tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày ( Chú ý: Nên dùng lúc nóng )
- 4. Rượu nhục thung dung: nhục thung dung 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm 7 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén con. Dùng cho các trường hợp thận hư liệt dương
Lưu ý khi sử dụng nhục thung dung làm thuốc
Nhục thung dung là thân cây có chất thịt còn mang lá hình vảy đã sấy khô của cây nhục thung dung.
Tránh nhầm lẫn Nhục thung dung với Toả dương, tích dương
Hiện nay nhiều nơi còn gọi Toả dương với tên gọi Nhục Thung dung sapa, gây hiểu nhầm cho người sử dụng. Thực chất Nhục thung dung sapa là vị Toả dương mà đông y thường gọi. Vị này có giá bán khá rẻ, chỉ khoảng hơn 400.000đ/1Kg. Do vậy người dùng cần phân biệt để chọn mua được Nhục thung dung chất lượng, tránh mua nhầm cây thuốc dẫn tới điều trị bệnh không hiệu quả, hoặc hiệu quả thấp.
Tỏa dương khô
Kiêng kỵ:
Người bị tiêu chảy do tỳ vị hư; âm hư hỏa vượng không dùng
Vị thuốc nhục thung dung
|