Lim là một cây gỗ lớn mọc nhiều ở những cánh rừng nước ta, ở phía Bắc cây lim mọc nhiều ở các tỉnh Tây Bắc như Sapa, Hà Giang, Điện Biên, Hòa Bình và Ninh Bình, đặc biệt ở các khu bảo tồn thiên nhiên, do được bảo vệ nên trữ lượng cây Lim quý còn nhiều, có những cây hàng trăm năm tuổi.
Ở khu vực miền Trung, cây lim phân bố nhiều ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng và một số tỉnh giáp Lào …
Do là một cây gỗ quý, nên cây lim bị khai thác một cách triệt để, nạn lâm tặc diễn ra hoành hoành dẫn tới nhiều cánh rừng lim gần như bị xóa sổ.
Hiện nay ở phía Bắc, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, trữ lượng cây lim còn khá nhiều, rất nhiều cây cổ thụ đến hàng trăm năm tuổi, điển hình là khu bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông ở tỉnh Hòa Bình. Tại đây có những cánh rừng bạt ngàn với hàng ngàn cây lim quý.
Cây lim cổ thụ trên rừng Hòa Bình
Do có chứa chất độc, nên cây lim không bị mối mọt, dùng làm đồ gỗ rất bền và tốt. Vỏ cây lim có độc. Tuy là một cây gỗ có độc song một điều không thể ngờ tới là, cây nấm mọc trên cây lim xanh lại là một vị thuốc cực kỳ quý hiếm, trong nhân dân còn cho rằng nấm lim (nấm mọc trên cây lim xanh) thuộc chi Ganoderma là một loại thuốc bổ, ngoài ra nó còn là một thứ thuốc mê cực mạnh. Người ta cho rằng trước đây mẹ mìn (một loại người chuyên đi rủ rê bắt cóc trẻ em đem đi bán loại người này có nhiều trong thời Pháp thuộc) thường dùng nấm lim trộn với bột để làm thuốc bùa mê, có khi dùng để ăn trộm lợn, ngựa. Chưa có ai nghiên cứu xác minh lại.
Theo E. G. Paris Pháp nấm lim xanh không có ancaloit và không độc. Từ những năm 1980 các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nấm lim xanh rất tốt cho sức khỏe và được coi là một vị thuốc bổ.
Giới thiệu thêm về cây nấm lim xanh
Tên khác
Nấm mọc trên cây lim xanh
Tên khoa học
Ganoderma Lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst.
Khu vực phân bố
Nấm mọc trên những cánh rừng nguyên sinh ở Việt Nam và Lào, ở nước ta cây mọc nhiều ở các tỉnh như: Hà Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Lâm Đồng …..
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây nấm lim xanh đều được sử dụng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây nấm được thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, lúc này cây nấm phát triển hoàn chỉnh nên có dược tính cao nhất.
Người ta hái toàn bộ cây về phơi khô làm thuốc. Người ta cho rằng, những cây nấm có tuổi càng lâu, cây càng dài và lớn, mũ nấm to đều thì tốt hơn.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu và thủ nghiệm lâm sàng, điển hình nhất là công trình nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ, công trình nghiên cứu này đã tìm ra trông cây nấm có nhiều dược chất quý có lợi cho sức khỏe, đặc biệt có nhiều dược chất có tác dụng chữa bệnh như: Triterpenes, germanium, ling zhi-8 protein, adenosine và các vitamin ….
Mùi vị của nấm
Nấm lim xanh có mùi thơm nhẹ đặng trưng, lưu ý khi chọn nấm: Không lấy những cây nấm mất mùi hoặc có vị chua, mùi mốc, nấm tốt phải có mùi thơm nhẹ.
Nấm có vị đắng và gây, song không khó uống, nấm tốt là loại nấm khi sắc nước có màu nâu, vị đắng của nấm sẽ nhạt dần đi và không mất hẳn sau 1 lần nấu.
Cây nấm lim xanh ở rừng
Cây nấm lim xanh
Nấm lim xanh rừng
Mặc dù chưa được khám phá hết hiệu quả chữa bệnh, một số công dụng chữa bệnh của nấm lim xanh theo tài liệu khoa học và dân gian cho biết nấm lim xanh có những tác dụng chia thành hai nhóm như sau:
– Nhóm các tác dụng hỗ trợ điều trị, điều trị ngăn ngừa: Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư (các dạng ung thư và u, bướu); xơ gan, gan nhiễm mỡ; phì đại tiền liệt tuyến; phục hồi tai biến mạch máu não sau đột quỵ; chữa bệnh gout (bệnh gút) hay còn gọi là bệnh thống phong; viêm khớp, đau nhức khớp; tiểu đường (đái tháo đường); đau dạ dày, đại tràng…v…v…
– Nhóm tác dụng phục hồi, tăng cường chức năng: Giải độc gan (do rượu, bia, độc tố) hay còn gọi là ngộ độc cồn etylic trường diễn hoặc cấp tính; tăng cường sinh lực; giảm mỡ máu; giảm cao huyết áp; giảm mỡ thừa (giảm béo, chống tăng cân); giải độc, thanh lọc cơ thể…v…v..
Nấm lim xanh có lợi thế trong hỗ trợ y tế đối với sức khỏe người bệnh ở chỗ không có tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ không đáng kể, hầu hết chỉ xảy ra một ít sự khó chịu tại thời điểm bắt đầu sử dụng nấm để cơ thể có thể kịp thời thích nghi với các dược chất của nấm lim xanh. Nấm lim xanh không có tương tác nào đối với các thuốc Tây y hiện đại, do đó qua thử nghiệm lâm sàng chưa có ghi nhận nào về phản ứng thuốc, tuy vậy người dùng vẫn nên sử dụng nấm lim xanh trước hoặc sau khi uống thuốc (Tây y) khoảng thời gian từ 30 phút trở lên để đảm bảo hiệu quả hấp thu tối đa. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không được từ bỏ các phác đồ điều trị theo Tây y khi sử dụng nấm lim xanh hay coi nấm lim xanh là chế phẩm thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh, bởi hiệu năng của Đông y và Tây y là tương đối khác nhau về cơ chế điều trị.
|