Khu vực phân bố
Hy thiêm là cây thuốc sống hàng năm. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Cây mọc nhiều ở cá tỉnh miền núi phía Bắc, như: Tỉnh Hòa Bình, Lào cai, Hà Giang, Yên Bái, lai Châu ….
Bộ phận dùng
Thân và lá cây được sử dụng làm thuốc. Người dân thường loại bỏ gốc và rễ, không dùng gốc và rễ của cây hy thiêm để làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
- Hy thiêm mọc vào mùa xuân bắt đầu ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian cây chuẩn bị ra hoa của cây thuốc cũng chính là thời vụ thu hái thuốc (Thường vào tháng 4 hàng năm).
- Cây thu hái về sẽ được loại bỏ phần lá héo, sâu, sau đó cắt ngắn và phơi khô ở độ ẩm thích hợp (khoảng 12% là tốt nhất) và được sử dụng để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Hy thiêm có chứa các chất đắng daturosid, orientin
Tính vị
Cây có Vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi.
Công dụng chữa bệnh
- Tác dụng tốt cho người phong tê thấp, đau nhức xương khớp.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút (Gout)
- Rất tốt cho bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp
- Hỗ trợ điều trị chứng tê bại nửa người
- Tác dụng giảm đau lưng mỏi gối
- Trị kinh nguyệt không đều
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân phong tê thấp
- Bệnh nhân gút (Gout)
- Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp
- Người già bị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thoái hóa xương khớp
- Bệnh nhân bị tê bại, liệt nửa người (Do tai biến)
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Cách dùng, liều dùng
- Liều lượng: Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc
- Chữa phong thấp, chân tê bại, lưng gối đau mỏi: Hy thiêm 50g, Ngưa tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g sắc uống hoặc tán bộ sử dụng ngày 3 lần ( Mỗi lần 10gram).
- Chữa phong thấp: Hy thiêm thảo: 30gram, thiên niên kiện: 20gram sắc uống
- Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Hy thiêm thảo: 20gram sắc uống trong ngày
Lưu ý khi sử dụng
Hy thiêm sử dụng rất an toàn và không gây phẩn ứng khi sử dụng.