
Hương phụ
Tên khác:
Cỏ gấu, Cỏ cú.
Tên khoa học:
Rhizoma Cyperi
Nguồn gốc:
Thân rễ phơi khô của cây Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.) hay Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.), họ Cói (Cyperaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và nhiều nước khác. Hương phụ biển cung cấp lượng dược liệu chủ yếu trên thị trường. Hương phụ vườn rất ít.
Cỏ gấu là một loại cỏ sống lảu năm, cao 20- 60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ờ vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải hương phụ (hương phụ vùng biển). Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lây thân cây.
Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả 3 cạnh màu xám.
Phàn bố, thu hái và chế biến
Cỏ gấu mọc hoang ờ khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia.
Thu hoạch củ gấu hiện nay chỉ mới dựa vào nguồn mọc hoang thiên nhiên; không ai trồng. Có thể kết hợp với việc làm cỏ vườn, ruộng để thu hoạch hay có thể tổ chức thu hái riêng. Thuừng hay đào về mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn.
Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa-sạch, phơi hay sấy khô.
Khi dùng có thể dùng sống (nghĩa là củ chế biến như trên, dùng ngay), sắc hay ngâm rượu tán bột. Có thể chế biến thêm nữa. Các cụ lương y thường chế biến phức tạp rồi mới dùng. Theo kinh nghiệm của thì không cần chế biến gì thêm vẫn tốt.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu, alcaloid, saponin, flavanoid.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh dau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
- Ứ khí ở can biểu hiện như đau vùng xương sườn và cảm giác tức ở ngực ở ngực: Dùng phối hợp hương phụ với sài hồ, uất kim và bạch thược.
- Khí can tràn lên vị biểu hiện như chướng và đau bụng và thượng vị. Dùng phối hợp hương phụ với mộc hương, hương duyên và phật thủ.
- Hàn và ứ khí ở vị: Dùng phối hợp hương phụ với cao hương khương dưới dạng lương phụ hoàn.
- Ứ hàn ở can biểu hiện như sưng đau tinh hoàn hoặc thoát vị: Dùng phối hợp hương phụ với tiểu hồi hương và ô dược.
- Ứ khí ở gan biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh, căng và đau vú: Dùng phối hợp hương phụ với sài hồ, đương qui và xuyên khung.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc, bột, viên, cao hay rượu thuốc. Dùng riêng hay phối hợp trong các phương thuốc phụ khoa, đau dạ dày.