HỘI Y HỌC CỔ TRUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Khám bệnh – kê đơn – bốc thuốc – châm cứu
Phụ trách: Luơng y cao cấp: Hồ Sĩ Ái
Địa chỉ: Ki ốt số 1 - Chợ Giang Đình – Khối 3 – TT Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Điện thoại liên hệ : 0985.705.931 0393825194 0393827378
Đơn vị điều trị các bệnh ngoài da, bệnh gan bằng phuơng pháp hiện đại kết hợp với những ưu điểm của Y học cổ truyền trong khám chẩn đoán điều trị bệnh ngoài da, bệnh gan đã giải quyết được những khó khăn trong điều trị và phòng chống các di chứng của bệnh lý thường gặp như: Các chứng phong ngứa, mụn trứng cá, mày đay, á sừng, vẩy nến, viêm da tiết bã, viêm gan, men gan cao với thời gian điều trị từ 1 - 3 tháng, bệnh vẩy nến từ 4 - 6 tháng
Chứng phong ngứa:
Bệnh phong ngứa là từ dân gian thường dùng để gọi hiện tượng dị ứng làm ngứa, sưng, đỏ, mẩn da.
Nhiều người gọi chứng này là nổi mề đay vì da ẩn sưng lên những vết tròn như huy chương
Trong Đông y, dị ứng thuộc phạm vi chứng phong sang. Nguyên nhân chính là do xâm nhập của các chất lạ vào trong cơ thể và do nhiễm ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch làm cho cơ thể bị phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt... mà gây ra uất kết ở da, bắp thịt. Mặt khác, do quá trình chuyển hóa, hoạt động của các tạng phủ thiếu điều độ, chẳng hạn can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư, huyết trệ mà sinh phong ngứa
Các thể phong ngứa

Do các thuốc giải phóng histamin
Các salicylat là nhóm phổ biến nhất và bệnh nhân bị mề đay mạn tính phải được khuyên sử dụng paracetamol hơn là aspirin khi cần dùng thuốc giảm đau. Codein, morphin, và indomethacin cũng giải phóng histamin và do đó nên phải tránh.
Do ăn thức ăn có phụ gia
Hai loại phụ gia thức ăn được biết đến là nguyên nhân gây ra mề đay bao gồm nhóm tartrazin của các thuốc nhuộm, có trong các đồ uống và nước ngọt có mày vàng và màu da cam, các bezoat được sử dụng rộng rãi như các chất bảo quản.
Do tiếp xúc
Các thương tổn chỉ phát triển trên các vị trí tiếp xúc thực sự, ví dụ như ở vị trí tiếp xúc với lông chó hoặc nước bọt của chó hoặc ở môi sau ăn các thức ăn có protein. Dạng mề đay này phổ biến ở các bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Do vật lý
Ở một nhóm nhỏ bệnh nhân, khi có đè ép, gặp nóng, gặp lạnh, và ánh nắng có thể gây ra các lằn mề đay.
Do phù mạch di truyền
Đây là một bệnh ít gặp được di truyền bởi gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Thiếu hụt sinh hóa cơ bản ở trong con đường bổ thể. Chất ức chế enzyme C1 esterase bị thiếu ở những người bệnh bị phù lớn và nguy hiểm. Họ cũng có thể biểu hiện như là một cấp cứu ngoại khoa cấp tính bởi phù đột ngột một phần ruột non dẫn đến đau và tắc ruột cấp.
Do liên quan đến các vấn đề nội khoa
Đây là một nhóm hỗn hợp. Bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng có khuynh hướng phát triển mề đay, cũng như vậy những người bị nhiễm trùng mạn tính ở các vị trí như xoang mũi và đường tiết niệu cũng có khuynh hướng bị mày đay. Bệnh nhân bị lupus ban đỏ, nhiễm độc tuyến giáp, u lympho cũng có biểu hiện mề đay.
Không rõ nguyên nhân hay có yếu tố gây bệnh không xác định
Cho đến nay đây là nhóm bệnh nhân lớn nhất. Các thương tổn mề đay xung quanh miệng là một tình trạng cấp cứu phải xem xét các dấu hiệu, biểu hiện của nghẽn tắc hô hấp. Có thể phải cần đến adrenalin tiêm dưới da.
Bệnh á sừng
Tình trạng á sừng là danh từ trước đây được dùng để chỉ các bệnh khô da, nứt da, bong da ở bàn tay, bàn chân tiến triển dai dẳng kéo dài.

Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ này không được dùng để chẩn đoán bệnh. Đây có thể là một trong các biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa, một bệnh da khá phổ biến, biểu hiện thương tổn ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể và ở một số người thì biểu hiện rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Ngoài ra cũng có thể là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng hay kích ứng ở bàn tay với các chất tẩy rửa trong sin
h hoạt hàng ngày như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước cọ nhà vệ sinh... Nếu là biểu hiện của viêm da cơ địa thì các yếu tố gây dị ứng hay kích ứng cũng thường là tác nhân gây khởi phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh. Về lâm sàng bệnh thường biểu hiện với hình ảnh bệnh chàm ở da đầu ngón chân, tay, gót chân. Thương tổn bắt đầu là nền da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân ranh giới không rõ ràng. Các dát đỏ có thể lan rộng ra ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ. Vào mùa đông khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Nếu tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất... thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi. Về nguyên nhân của bệnh cho đến nay chưa thật rõ ràng. Với các trường hợp viêm da cơ địa, bệnh được cho là có yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc... Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân
giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp,... Bệnh tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh sẽ dần dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng thêm. Để được điều trị tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa da liễu khám để được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc da và dùng thuốc. Các phương pháp điều trị hiện nay là dùng các thuốc bôi bạt sừng như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như Gentrizone, Fucicort... Bên cạnh đó lưu ý các biện pháp hạn chế sự khởi phát hoặc bệnh nặng hơn như: - Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì trà xát mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh mẽ hơn. - Không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu... Hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này, nên mang găng tay bảo vệ. Tuy nhiên, lưu ý: găng tay bằng nhựa dẻo sẽ ít gây phản ứng dị ứng hơn là găng cao su; không đeo găng trong thời gian dài nhất là khi ra mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm. - Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông vì thời tiết hanh khô càng làm da thô ráp, nứt nẻ hơn. Bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay. - Cắt ngắn móng tay, chân và giữ vệ sinh sạch sẽ. - Tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích nổi nhiều thương tổn hơn, dễ gây nhiễm trùng. - Tránh ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng, thịt gà... - Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất. - Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng .
Bệnh viêm da tiết bã
Đây là một bệnh da mãn tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại khiến bệnh nhân kém tự tin trong cuộc sống. Bệnh thường gặp ở những người da nhờn, trong độ tuổi 20 - 50. Nhưng một số trẻ sơ sinh, trong một vài tháng đầu cũng có thể xuất hiện những vảy màu nâu đen trên da đầu (dân gian vẫn gọi là cứt trâu). Thời gian gần đây, người ta thấy những người nhiễm HIV có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.
Đây là một bệnh da mãn tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại khiến bệnh nhân kém tự tin trong cuộc sống. Bệnh thường gặp ở những người da nhờn, trong độ tuổi 20 - 50. Nhưng một số trẻ sơ sinh, trong một vài tháng đầu cũng có thể xuất hiện những vảy màu nâu đen trên da đầu (dân gian vẫn gọi là cứt trâu). Thời gian gần đây, người ta thấy những người nhiễm HIV có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn.
Bệnh này có triệu chứng thay đổi từ nhẹ đến trung bình. Ban đầu chỉ là những vảy màu vàng hoặc trắng xuất hiện trên da đầu, lông mày, sau rãnh tai, nếp mũi, có khi cả ở giữa mặt, nách và bẹn. Nếu tái phát nhiều lần sẽ gây ra rụng tóc hoặc ngứa ngáy khó chịu tại các vị trí khác. Trường hợp nặng, thương tổn có thể bị bội nhiễm thêm vi trùng hoặc gây ra tình trạng đỏ da toàn thân.
Bệnh viêm gan, men gan cao

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao nhưng trong đó viêm gan là nguyên nhân chính. Nồng độ của men gan tăng thường tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của gan. Tuy nhiên đó mới là những gợi ý thông thường nhất bởi trong thực tế có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít. Trong một số trường hợp khác việc gia tăng nồng độ men gan lại không liên quan gì đến gan. Tuy vậy nói một cách chung nhất thì sự thay đổi men gan là những dấu hiệu hữu ích trong chẩn đoán bệnh. Một số nguyên nhân hay gặp làm tăng nồng độ men gan bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan như: - Viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên. - Viêm gan mạn tiên triển, viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu, chất độc, thiểu dưỡng, ung thư gan. - Tắc đường mật do giun, sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan. - Các bệnh truyễn nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn toàn phát cũng làm tăng men gan. - Ngoài ra còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu cũng làm thay đổi men gan so với bình thường. Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khoẻ, tránh làm việc quá sức và bước kế tiếp là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B. Khi phát hiện thấy mem gan tăng cao thì cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật. Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, không hút thuốc lá, nếu xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác thì cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan.
|