Trong tất cả các loại bệnh mạn tính thì suy nhược là một bệnh bí ẩn và khó hiểu nhất vì không có nguyên nhân rõ ràng, không có thước đo cụ thể và rất ít lựa chọn điều trị hiệu quả. Nó có thể đến với bất cứ người nào, kể cả người khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Tất cả mọi người trong chúng ta đều đã từng mệt mỏi do cơ thể bị suy nhược, tuy nhiên, tình trạng đó có thể kéo dài nhiều tháng đến vài năm và xuất hiện thường xuyên không có dấu hiệu báo trước. Khi cơ thể mệt mỏi, triệu chứng đầu tiên là mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ rõ rệt, đau cổ họng, các hạch bạch huyết ở cổ, nách hơi to và đau; đau cơ không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ; nhức đầu; cơ thể suy kiệt mau chóng, không thể làm những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày.
Suy nhược cơ thể được chia thành 2 nhóm:
Thứ nhất là suy nhược thực thể (chiếm 45% trường hợp, có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm khuẩn như cúm, viêm phế quản, viêm gan hay nhiễm khuẩn đường ruột, sau phẫu thuật) và suy nhược chức năng (chiếm 55%).
Thứ 2 là sau một tình trạng stress nặng hoặc không có nguyên nhân cụ thể
.
Biểu hiện khi bị suy nhược
Khi bị suy nhược, người bệnh thường thấy có những triệu chứng gần giống bị nhiễm virut như: mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ, đau cổ họng, đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu viêm, các hạch ở cổ và nách to và đau, đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu nặng, sợ ánh sáng, kiệt sức, mất ngủ... Nhưng ở nhiễm virut, các triệu chứng sẽ giảm dần trong vài ngày hay 1-2 tuần, trong khi ở hội chứng suy nhược, các triệu chứng trên sẽ kéo dài vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể thường mất nghị lực, mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống, kèm theo là hiện tượng rối loạn tình dục như mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Triệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được. Đa số còn lại có cải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc chưa mắc bệnh.
Bệnh mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ như:
1.Stress
Bệnh mất ngủ vừa là triệu chứng, vừa là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Bởi vì não bộ sử dụng cùng chất dẫn truyền thần kinh cho giấc ngủ và trí óc nên thường rất khó để biết được cái nào sẽ bắt đầu đầu tiên. Các vấn đề khiến bạn khó chịu nhưng về tiền nong, tâm lý vợ chồng không tốt sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng lâu dài.
Để hạn chế stress bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, uống nhiều nước, học cách hít thở sâu, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý...

Hãy học cách hạn chế stress nếu bạn không muốn làm "đôi bạn thân" với chứng bệnh mất ngủ - Ảnh minh họa
2.Ngáy
Trong rất nhiều trường hợp, ngáy là một triệu chứng của chứng ngừng thở khi ngủ, một dạng rối loạn liên quan đến bệnh tim, huyết áp cao và đột quỵ.
Bạn nên giảm ăn chất béo, giảm cân để bớt mỡ đọng ở cổ; khi ngủ nên thay đổi tư thế nằm ngủ: Nằm nghiêng, tránh nằm ngửa; uống thuốc an thần trước khi đi ngủ.
3.Các cơn đau
Đau lưng, đau đầu, đau các khớp là những “thủ phạm” hay gây mất ngủ nhất. Cần có những biện pháp hữu hiệu nhất như xoa bóp toàn thân hay mát xa cơ thể trước khi đi ngủ để tránh các cơn đau này.
4.Làm việc theo ca
Nhiều người có lịch làm việc không phù hợp với nhịp sinh học bình thường của cơ thể sẽ khiến lượng hoóc-môn serotonin và chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung giảm. Do vậy, họ sẽ không được điều hòa giấc ngủ một cách tốt nhất cho cơ thể.
5.Thay đổi hoóc-môn
Thời kỳ mãn kinh, thời kỳ kinh nguyệt hay mang bầu đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ. Do vậy, trong thời gian này nên có chế độ ăn và luyện tập thích hợp để giấc ngủ được trọn vẹn.
6.Ốm đau, bệnh tật
Thường thì những vấn đề về giấc ngủ thường bị ảnh hưởng bởi các bệnh tật khác. Ví dụ như bệnh phổi hay hen suyễn, việc thở khò khè hay thở dốc có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn, đặc biệt vào sáng sớm.
Đặc biệt đối bệnh nhân Parkinson hay thần kinh khác thì họ không xa lạ với chứng bệnh mất ngủ.

7.Thuốc men
Thuốc uống cả theo đơn hay không đều làm gián đoạn giấc ngủ, đặc biệt nếu uống vào thời điểm trước giờ đi ngủ hoặc tăng liều. Bạn nên hỏi bác sỹ về những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt đối với giấc ngủ trước khi dùng thuốc để có thời gian biểu cho giấc ngủ phù hợp.
Bệnh hay quên
Nguyên nhân và chứng trạng
Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), nguyên nhân gây nên "kiện vong" thường do khí huyết bị suy yếu hay rối loạn, các tạng tâm - tỳ - thận bị hư tổn cũng có thể do sự luân chuyển của kinh mạch bị trục trặc do chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa ứ đọng gây nên. "Kiện vong" thể hiện ở 3 chứng trạng tiêu biểu:
+ Thể tâm tỳ lưỡng hư với những biểu hiện: hay quên kèm theo chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, có khi ngủ mê, tim đập dồn, loạn nhịp, kém ăn, bụng trướng, mệt mỏi, đại tiện nhão nát, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhỏ yếu. Phụ nữ kinh nguyệt không đều...
+ Thể huyết ứ đàm trở với những biểu hiện: hay quên, mất ngủ, mắt hoa, tai ù, đuối sức, chân tay tê dại, đầu choáng váng, có khi đau đầu, rêu lưỡi dày, chất lưỡi có điểm ứ huyết, mạch căng trơn.
+ Thể thận hư thần suy với những biẻu hiện: Hay quên, mất ngủ, tai ù, đầu choáng, hay hoảng hốt, đái són hoặc không làm chủ được khi tiểu tiện, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhớt; mạch chìm, nhỏ, căng.
Lương y Huyên Thảo cho biết: cùng với việc điều trị bằng liệu pháp tâm lý, tinh thần, Đông y đã đưa ra những món ăn - bài thuốc thực trị hiệu quả. Bệnh nhân cần căn cứ vào chứng trạng cụ thể của mình để tìm món ăn- bài thuốc phù hợp.