TRANG CHỦ HOTLINE: 0986.704.567 - 0985.705.931     ALBUM ẢNH LIÊN HỆ
CHỮA TRỊ CÁC BỆNH
Bản in
Bệnh phụ khoa
Tin đăng ngày: 8/7/2013 - Xem: 3762

HỘI Y HỌC CỔ TRUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN

PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN

Khám bệnh – kê đơn – bốc thuốc – châm cứu

Phụ trách: Luơng y cao cấp: Hồ Sĩ Ái

Địa chỉ: Ki ốt số 1 -  Chợ Giang Đình – Khối 3 – TT Nghi Xuân – Hà Tĩnh

Điện thoại liên hệ : 0985.705.931       0393825194       0393827378

 


Đơn vị điều trị các bệnh phụ khoa bằng phuơng pháp hiện đại kết hợp với những ưu điểm của Y học cổ truyền trong  khám chẩn đoán điều trị  bệnh phụ khoa đã giải quyết được những khó khăn trong điều trị và phòng chống các di chứng của bệnh lý thường gặp như: Bệnh kinh nguyệt, thống kinh, lạc nội mạc tử cung, sa tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, vô sinh, bệnh sản hậu, rối loạn tiền mãn kinh với thời gian điều trị từ 2 đến 4 tháng

Cung cấp các loại thuốc bổ phòng ngừa bệnh hậu sản ( sau khi sanh khỏi nằm than), hư thai

 

Các bệnh về kinh nguyệt:

 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Khương Trung, nếu ở thời kỳ kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng sau, tức là thuộc về trạng thái bệnh lý rối loạn kinh nguyệt:


Tăng sinh túi tuyến vú vào thời kỳ kinh nguyệt: Bệnh này thường xảy ra ở nữ thanh niên, thường trước hoặc trong kỳ kinh, một hoặc cả hai bên vú căng đau, có người còn sờ thấy khối u cứng to không đều. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân: Rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất progesteron tiết ra ít, chất oestrogen tăng lên nhiều.


Đau một bên đầu trong thời kỳ kinh nguyệt: Phần nhiều xảy ra vào thời kỳ nữ thanh niên. Bệnh phát sinh do công năng co giãn huyết quản bị trở ngại, thường đau một bên đầu kèm thêm các triệu chứng như buồn nôn, thị lực mờ, ảo, xuất hiện những ảo giác, người ta cho rằng nó có liên quan đến những hoóc môn của tuyến yên.


Đau bụng kinh: Đau bụng dưới trước và sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, gồm hai loại:


- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường bộ phận sinh dục không có bệnh gì, hay gặp ở nữ thanh niên chưa có gia đình, nếu hết kinh là hết đau bụng.


- Đau bụng kinh thứ phát: Bộ phận sinh dục thường có bệnh như bệnh màng trong tử cung, viêm khoang chậu, bệnh cơ dưới niêm mạc tử cung. Phải giải quyết nguyên nhân của bệnh thì đau bụng mới hết.


Chứng căng thẳng trước khi hành kinh: Có người trước khi thấy kinh có những triệu chứng báo trước như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, căng vú, tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, nôn nóng hoặc lo lắng buồn phiền, hết kinh thì các triệu chứng này hết nhanh. Nói chung những chứng này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật, rối loạn trong trao đổi chất hoóc môn cũng như trong trao đổi muối - nước.


Chảy máu cam trong thời kỳ hành kinh: Những bệnh nhân này thường cảm thấy sa căng ở khung chậu, toàn thân khó chịu, nếu chảy máu ở mũi thì lượng máu kinh sẽ ít đi và người sẽ dễ chịu hơn. Nguyên nhân có thể do đồng hồ sinh học bị rối loạn hoặc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh gan hoặc lao phổi.

 

Lạc nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi "nằm" ở đó. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là "lạc".

Tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu. Thế là bạn bị đau trước khi hành kinh. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau dữ dội khi hành kinh là vì vậy. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Hết kinh, "chiến sự" tạm thời lắng dịu, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.

 

Sa tử cung


Sa dạ con (sa tử cung) là chỉ tử cung đang ở vị trí bình thường dọc theo âm đạo tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có trường hợp tụt ra ngoài khung chậu. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, đặc biệt là những phụ nữ không kiêng cữ và thuờng lao động nặng sau khi sinh.

Nguyên nhân chủ yếu gây sa dạ con ở sản phụ là do lao động nặng quá sớm sau khi sinh. Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Ngoài ra cũng có thể do suy nhược toàn thân, nhưng ít gặp. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.

Trong một số trường hợp vị trí của tử cung thay đổi bao gồm tử cung tụt xuống hoặc dịch chuyển sang trái, sang phải, ra phía sau xương chậu. Nguyên nhân của chứng bệnh này là do sau khi sinh sản phụ ít vận động, nằm ngửa quá lâu, ngồi lâu, hoặc có thói quen nằm nghiêng một bên.

Ảnh hưởng của bệnh và cách xử trí

Sa dạ con khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, với những mức độ khác nhau. Bệnh có 3 mức độ:

Mức độ 1: dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo

Mức độ 2: cổ và một phần thân dạ con lồi ra bên ngoài âm đạo

Mức độ 3: toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét.

Thông thường phụ nữ sau khi sinh thường bị ở mức độ nhẹ, đó là mức độ 1, nặng hơn một chút là ở độ 2, bệnh nhân có cảm giác nặng, trì xuống và căng tức ở vùng âm hộ, một khối rõ rệt lồi hẳn ra sau khi lao động nặng nhọc. Có thể có hiện tượng đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt. Đối với những trường hợp này, dạ con có thể co lên sau khi nghỉ ngơi vì vậy sản phụ chỉ cần giữ gìn cẩn thận, tránh gắng sức, tránh rặn (như lúc đi ngoài bị táo bón), thì khi dạ con nhỏ đi, phần đáy chậu chắc dần, dạ con sẽ được nâng dần lên và đỡ sa, có thể trở lại bình thường. Nếu đã nghỉ ngơi nhưng vẫn cảm thấy khó chịu sản phụ cần đi khám để được bác sỹ tư vấn và có hướng xử trí kịp thời.

 

U xơ tử cung

 

U xơ tử cung là những cục bướu thịt có thể nằm ngoài bìa, trong thành hoặc lọt trong lòng tử cung. Đây là loại u lành tính thường thấy nhất của tử cung. Khi oestrogen trong cơ thể tăng cao, u xơ tử cung thường to ra do sự tăng sinh các sơi cơ, mô cơ ở thành tử cung.
 
Thông thường, cũng như các bệnh phụ khoa khác, ở giai đoạn đầu, bệnh u xơ tử cung không có triệu chứng đặc trưng, các triệu chứng mà chị em có thể gặp là rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài hơn bình thường và có thể đau bụng do tử cung co bóp mạnh... 
 
Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng có thể nhầm lẫn với các bệnh phổ biến khác nên chị em thường bỏ qua. Chỉ đến khi khối u xơ đã lớn, huyết không ra theo chu kỳ nữa mà có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi thì chị em mới đi khám và phát hiện ra bệnh. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng nên khó điều trị hơn. Khi khối u lớn hơn chèn ép bàng quang có thể gây bí tiểu tiện hoặc táo bón và gây đau nếu u phát triển vào trực tràng.
 
U xơ tử cung là những khối u lành tính nên thường không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để càng lâu, bệnh càng gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của chị em. Khi để các u xơ lớn lên, nó có thể ép vào xương chậu gây cảm giác đau, chèn ép vào đường dẫn tiểu, làm sưng thận, hay ép vào bàng quang gây cảm gác luôn muốn đi tiểu.
 
U xơ tử cung và những điều chị em cần biết để phòng tránh 1
Ảnh minh họa
 
U xơ tử cung còn có thể làm thay đổi lớp nội mạc tử cung khiến cho việc làm tổ của trứng sau khi thụ tinh gặp khó khăn. Nó cũng có thể gây gập, tắc vòi trứng hoặc che lấp lỗ cổ tử cung khiến cho việc thụ thai không thuận lợi, tăng nguy cơhiếm muộn, vô sinh.
 
Nếu bị xơ tử cung khi đang mang thai thì có thể gây ra ngôi thai dễ bất thường, rau bám ở vị trí bất thường (rau tiền đạo, rau cài răng lược) hoặc sinh non. Sản phụ bị u xơ tử cung cũng có thể phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ kéo dài, khó sinh và có nguy cơ băng huyết cao hơn.
 
 
 
 

Bệnh u nang buồng trứng:

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là tên thường gọi để chỉ một khối phát triển bất thường trên buồng trứng. Khối này có thể là tổ chức (mô) mới khác với tổ chức buồng trứng bình thường (tổ chức/mô tân sinh) hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể.

Khối u buồng trứng có mấy loại?

U nang buồng trứng được phân loại dựa theo 3 đặc tính:

  • Theo tích chất khối u:

Khối u đặc hay u chứa dịch (dịch trong hoặc dịch nhày…). Siêu âm có thể cho biết được điều này.

  • Theo kích thước hay hình dạng khối u:

Một khối u nhỏ thường gợi ý là do cơ năng (nghĩa là do thay đổi sinh lý trong cơ thể) nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh. U nang buồng trứng cơ năng còn được gọi là nang cơ năng buồng trứng.

  • Theo bản chất lành hay ác tính:

U ác tính ý chỉ ung thư buồng trứng, loại này có thể phát triển từ mô buồng trứng hay do di căn từ các cơ quan khác trong ổ bụng (ung thư buồng trứng do di căn). Tuy nhiên, thăm khám hay làm xét nghiệm không thể xác định được khối u nào là lành tính hay ác tính. Tính chất lành/ác chỉ có thể được nhận biết sau khi phẫu thuật và lấy khối u đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh (dân gian hay gọi nôm na là “thử thịt”). Một khối u phát triển nhanh, gây ảnh hưởng nhiều đối với sức khỏe có thể gợi ý đến ung thư.

  • Theo hình ảnh qua siêu âm

U nang buồng trứng có các phân loại từ I đến IV, dựa vào hình dạng và tính chất khối u nhìn thấy qua siêu âm, với phân độ càng lớn càng nghĩ nhiều đến một khối u ác tính.

U nang buồng trứng có diễn tiến như thế nào?

Các diễn tiến tự nhiên có thể xảy ra đối với một khối u nang buồng trứng là:

-        Khối u không gia tăng thêm kích thước: thường hiếm gặp.

-        Khối u biến mất: thường xảy ra đối với những khối u cơ năng sau theo dõi từ 2-3 tháng.

-        Khối u ngày càng to ra: bụng ngày càng to, có thể kèm thêm các biến chứng do chèn ép như đau bụng dưới, bí tiểu, rối loạn đi tiêu, báng bụng…

-        Khối u bị xoắn: khối u bị xoắn quanh cuống (giống như quả trên cành nhưng cuống của khối u buồng trứng vốn là các mạch máu đến và đi từ buồng trứng) làm cho tuần hoàn đến buồng trứng bị ngưng trệ, khối u ngày càng to ra do ứ đọng máu bẩn trong khi máu đến nuôi bị thiếu dẫn đến hoại tử hay vỡ ra. Xoắn hay vỡ là tình trạng cấp cứu cần phải được phẫu thuật ngay.

Ngoài ra, không có hiện tượng một khối u nang buồng trứng để lâu ngày sẽ trở thành ung thư buồng trứng mà chỉ có tình trạng ung thư buồng trứng không được chẩn đoán và xử trí sớm để khối ung thư ngày càng phát triển trầm trọng thêm.

U nang buồng trứng có những triệu chứng gì và chẩn đoán bằng cách nào?

Khi chưa có biến chứng, khối u nang buồng trứng thường có các triệu chứng rất mơ hồ, đa số trường hợp chỉ phát hiện được khối u buồng trứng một cách tình cờ khi siêu âm bụng kiểm tra hay khi khám phụ khoa định kỳ.

Các triệu chứng có thể gặp:

-        Sờ thấy khối u trên bụng.

-        Đau bụng.

-        Rối loạn kinh nguyệt.

-        Rối loạn đi tiêu hay đi tiểu.

Các triệu chứng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác như bệnh phụ khoa (viêm nhiễm, u xơ tử cung) hoặc khối u của một bệnh lý khác ở vùng bụng.

U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng xoắn u với các triệu chứng như đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn tiến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn ói, nhiều khi trầm trọng dẫn đến mất nước và các chất điện giải hoặc dẫn tới suy thận.

Khám phụ khoa định kì có thể giúp phát hiện được khối u buồng trứng, kết hợp với siêu âm bụng sẽ cho biết thêm tính chất khối u. Ngoài ra, có thể làm thêm một số xét nghiệm máu để giúp định hướng tính chất lành hay ác của khối u như xét nghiệm máu đo lượng chất Alpha Feto Protein (CA 125).

U nang buồng trứng có cần được điều trị không?

Nếu là khối u cơ năng thì nên chờ vài tháng để có chẩn đoán rõ ràng trong khi một khối u thực thể (do bệnh lý) thì cần được xử trí sớm nhằm xác định rõ tính chất lành hay ác, cũng như tránh các biến chứng có thể xảy ra. Một khối u nếu để quá to sẽ gây khó khăn cho phẫu thuật, gây mất nhiều máu và có nhiều nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lân cận.

Phương pháp điều trị chủ yếu đối với U nang buồng trứng là phẫu thuật. Có thể phẫu thuật qua nội soi ổ bụng hay mổ bụng hở tùy theo kích thước và tính chất của khối u. Thuốc men chỉ được dùng trong một vài trường hợp đặc biệt hoặc trong thời gian chờ đợi làm phẫu thuật đối với các trường hợp đã có chỉ định mổ.

U nang buồng trứng có các dạng đặc biệt thường gặp nào?

  • Nang lạc tuyến buồng trứng:

Hay gọi đúng hơn là lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng. Nội mạc tử cung là lớp màng trong của tử cung, gồm 2 phần, phần nền hầu như không thay đổi và phần tăng trưởng là phần sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, trong quá trình mang thai và khi sinh nở. Thông thường, theo chu kỳ kinh nguyệt, phần tăng trưởng này sẽ phát triển ngày càng dày lên, tích tụ nhiều chất dinh dưỡng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh sẽ đến làm tổ khi có thai. Gần hết chu kỳ kinh, do thay đổi nội tiết tố sinh dục nữ, lớp tăng trưởng này sẽ bong ra và tạo ra hiện tượng hành kinh, sau đó, phần này lại tiếp tục tăng trưởng vào chu kỳ kinh sau và cứ thế duy trì suốt giai đoạn tuổi sinh sản.

Trong bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội mạc tử cung sẽ hiện diện ở nhiều nơi khác ngoài lòng tử cung như trong ổ bụng, tại vòi trứng, tại buồng trứng, hoặc bám trên thành ruột v.v… Mặc dù nằm lạc chỗ nhưng các phần nội mạc này vẫn bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh dục nên vẫn phát triển dày lên, cương tụ rồi bong ra và gây xuất tiết vào ngày hành kinh. Tuy nhiên, dịch xuất tiết và xuất huyết từ đám nội mạc này sẽ không được tống ra ngoài như máu kinh mà bị tích tụ lại tại chỗ và ngày càng nhiều lên. Khối lạc chỗ sẽ ngày càng to ra và tạo thành các khối nang chứa dịch, máu và nội mạc tử cung. Nguyên nhân của bệnh cho tới nay vẫn còn chưa rõ ràng, được giải thích là do nội mạc tử cung khi sinh ra đã có mặt ở các vị trí bất thường, hoặc do hiện tượng nội mạc bong ra khi hành kinh đã đi ngược dòng từ lòng tử cung trở ngược ra vòi trứng và có mặt tại các nơi khác trong ổ bụng.

Triệu chứng của tình trạng này là xuất hiện cơn đau bụng kinh ngày càng gia tăng kèm một khối u vùng bụng ngày càng to ra. Điều trị thuốc được ưu tiên chỉ định khi khối u còn nhỏ hoặc trước và sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt triệt để các khối lạc chỗ. Tuy nhiên, bệnh rất thường hay tái phát.

  • U bì buồng trứng:

Đa số là u lành. Tổ chức u là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai. Khi phẫu thuật sẽ thấy bên trong khối u có chất bã đậu vàng, nhiều lông tóc, xương, răng…

  • Ung thư buồng trứng:

Ung thư buồng trứng cũng được xếp vào trong các dạng đặc biệt của u nang vì tính chất ung thư chỉ biết được sau khi phẫu thuật, còn trước đó, khi thăm khám vẫn chẩn đoán là u nang. Ung thư buồng trứng có thể phát triển trên mọi độ tuổi và thường được phát hiện trễ do triệu chứng của khối u buồng trứng thường rất mơ hồ. Hơn nữa, vị trí của buồng trứng tiếp xúc nhiều với ổ bụng, do đó thường có di căn xa từ rất sớm. Điều trị ung thư buồng trứng gồm phẫu thuật và hóa trị bổ sung sau đó. Tùy theo mức độ bệnh, có khi đòi hỏi phẫu thuật lấy hết cả 2 buồng trứng và cả tử cung, dù tuổi đời bệnh nhân còn rất trẻ.

Kết luận

U nang buồng trứng là một bệnh hay gặp của phụ nữ. Có thể đây chỉ là khối u cơ năng do hoạt động nội tiết của cơ thể hoặc cũng có thể đây là khối ung thư cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời nhằm bảo toàn mạng sống và duy trì chức năng cho người phụ nữ. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm bệnh. Những trường hợp phụ nữ độc thân, ngại thăm khám phụ khoa, có thể dùng siêu âm bụng để thay thế như một phương tiện tìm bệnh. Cuối cùng, khi phát hiện u nang buồng trứng, nên được điều trị sớm để tránh trường hợp bỏ sót ung thư buồng trứng - một trong những nguy cơ gây tử vong cao cho người phụ nữ.

 
 Rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là một giai đoạn mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Tiền mãn kinh thường xảy ra đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 45-50, giai đoạn này có thể kéo dài 2-5 năm với các rối loạn kinh nguyệt (rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn này gọi là rối loạn tiền mãn kinh).

Nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ là do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố hướng sinh dục dẫn tới sự rối loạn trong trưởng thành của noãn bào. Điều này dẫn đến những chu kỳ không rụng trứng hoặc rụng trứng khó khăn (kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa). Do đó, đầu tiên là lượng progesterone giảm rồi đến lượt estrogen giảm.

Rối loạn tiền mãn kinh rất dễ nhận biết do những dấu hiệu của giai đoạn này rất rõ rệt. Phụ nữ đã chính thức bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nếu gặp những biểu hiện sau đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt : đây là biểu hiện chủ yếu nhất trong thời kỷ tiền mãn kinh, vòng kinh kéo dài, ngắn, đôi khi ra huyết bất thường.
  • Phụ nữ dễ bị giảm ham muốn tình dục :  do khô âm đạo, mụn trứng cá, tóc rụng, mệt mỏi kinh niên, lông mặt mọc rậm, da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da, tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ…âm đạo khô teo gây đau khi giao hợp.
  • Nhiễm trùng tiết niệu và són tiểu: do niêm mạc đường tiết niệu cũng bị khô teo. Một số người đi tiểu nhiều lần, tiểu khó vì niệu đạo bị xơ cứng.
  • Phụ nữ dễ gặp phải những cơn bốc hỏa thỉnh thoảng xảy ra, do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, đỏ mặt, đổ mồ hôi, nhiều nhất là về đêm, gây khó chịu, mất ngủ. Có thể kèm cảm giác nặng chân, vọp bẻ…
  • Mất ngủ cũng là biểu hiện thường gặp, có trường hợp bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, hoặc sau khi ngủ dễ tỉnh giấc mà không ngủ lại được hay mê sảng.

Ngoài ra, chứng rối loạn tiền mãn kinh còn ảnh hưởng tới sức khoẻ người phụ nữ

  • Vóc dáng người phụ nữ dễ bị thay đổi do cột sống thay đổi làm thay đổi tư thế: lưng ngày càng còng xuống, bụng chảy xệ, các cơ trở nên mềm nhão, da trở nên nhăn nheo, kém và mất đàn hồi, tóc ngày càng bạc trắng.
  • Loãng xương , dễ gãy xương thường là xương đùi và xương cổ tay, phụ nữ dễ bị nhức mỏi cơ xương khớp thường xuyên
  • Cơ quan sinh dục ngoài và trong đều bị teo nhỏ lại, giảm ham muốn hoạt động tình dục do niêm mạc âm đạo teo, khô, dễ trầy sướt và chảy máu. Sa sinh dục do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn.
  • Xuất hiện nhiễm trùng đường tiểu do nội tiết, người phụ nữ có biểu hiện tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu không kiểm soát.
  • Tim mạch : xơ cứng thành mạch, chủ yếu là tăng nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.

Thêm nữa, bước vào giai đoạn này, phụ nữ dễ mắc phải một số bệnh ung thư đường sinh dục nữ.

 

 
 
>> Chữa trị các bệnh khác
 
 
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Đông y gia truyền Thương Thảo thừa kế nhiều đời, lương y Hồ Sỹ Ái, nguyên chủ tịch đông y Hà Tĩnh, lương y cao cấp từ năm 1977 – 1979.Ông là một trong những cán bộ nguồn quốc gia...
LIÊN KẾT QUẢNG CÁO
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
van phong - 0985705931

Tư vấn - 0986.704.567
Hôm nay: 91 - Tất cả: 1,549,074
Trang chủ |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Chữa trị các bệnh  |  Thuốc bổ chữa bệnh  |  Cây thuốc quý  |  Dành cho bệnh nhân  |  Bảng tra cứu Huyệt Vị  |  Thuốc do nhà thuốc bào chế  |  CÁC BÀI THUỐC  | Liên hệ
Công ty TNHH Y dược Thương Thảo
Địa chỉ: Khối 3 - Thị trấn Nghi Xuân - Hà Tĩnh
Điện thoại: 0986.704.567 - 0985.705.931
Email: [email protected] - Website: http://yduocthuongthao.com