HỘI Y HỌC CỔ TRUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Khám bệnh – kê đơn – bốc thuốc – châm cứu
Phụ trách: Luơng y cao cấp: Hồ Sĩ Ái
Địa chỉ: Ki ốt số 1 - Chợ Giang Đình – Khối 3 – TT Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Điện thoại liên hệ : 0985.705.931 0393825194 0393827378
Đơn vị điều trị các bệnh suy nhuợc bằng phuơng pháp hiện đại kết hợp với những ưu điểm của Y học cổ truyền trong khám chẩn đoán điều trị bệnh tim mạch đã giải quyết được những khó khăn trong điều trị và phòng chống các di chứng của bệnh lý thường gặp như:Huyết áp cao - thấp, thiếu máu cơ tim, rối loạn lipid máu, đau thắt ngực với thời gian điều trị từ 2 đến 4 tháng.
Điều trị huyết áp cao - thấp
Một người bị coi là có triệu chứng cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) > 140 và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) > 90mmHg.
Cao huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm vì những triệu chứng ban đầu của người bệnh là không rõ ràng, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm với các cơ quan như não, tim, thận và làm giảm tuổi thọ của người bệnh.
Người ta chia huyết áp cao thành 2 loại:
- Huyết áp vô căn: tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (chiếm trên 90%)
- Huyết áp thứ phát: tăng huyết áp có nguyên nhân (chiếm dưới 10%). Y học hiện đại chỉ có thể điều trị dứt điểm với tăng huyết áp thứ phát.
Những biến chứng thường thấy của huyết áp cao là suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, suy giảm thị lực dẫn tới mù lòa…, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Một người bị huyết áp thấp khi huyết áp tối đa từ 90- 99mmHg, huyết áp tối thiểu từ 40- 59mmHg.
Theo các chuyên gia, huyết áp thấp không phải là bệnh mặc dù nó dẫn đến nhiều triệu chứng giống hệt như huyết áp cao như: đau đầu, chóng mặt… Thực tế, huyết áp thấp đơn giản là trạng thái huyết áp quá thấp có nguyên nhân di truyền.
Người ta chia huyết áp thấp ra thành 2 loại:
- Huyết áp thấp mang tính đột phát: Khi xuất hiện bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, choáng váng, nếu huyết áp sẽ tụt xuống quá đột ngột sẽ dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.
- Huyết áp thấp mạn tính: Loại này phổ biến hơn, không nguy hiểm và nguyên nhân chủ yếu là do di truyền. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: hoocmon tiết khác thường, màng tế bào giảm thấp… Khi những bệnh này được điều trị dứt điểm, huyết áp thấp cũng không còn là mối lo nữa.
Giống nhau:
Triệu chứng do huyết áp cao và thấp gây ra là tương đối giống nhau và giống nhiều bệnh lý khác. Trong nhiều trường hợp, người bệnh được chẩn đoán là do thần kinh suy nhược dẫn đến cơ thể khó chịu, trong khi thực tế họ đang bị huyết áp thấp. Cách duy nhất để phân biệt chính xác là đo huyết ápthường xuyên, ghi lại kết quả và thông báo ngay cho bác sỹ khi có những diễn tiến bất thường.
Bệnh thiếu máu cục bộ:

Thiếu máu cục bộ cơ tim là bệnh tim mạch khá thường gặp ở người sau tuổi trung niên. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim do xơ vữa động mạch vành vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, tình trạng xơ vữa động mạch vành tim có thể đã xuất hiện rất sớm từ những năm 30 - 40 tuổi và tỉ lệ bệnh tim mạch ngày càng cao ở các nước đang phát triển, đứng hàng đầu là cao huyết áp và bệnh lý động mạch vành tim. Cũng như những cơ quan khác trong cơ thể tim được nuôi bởi động mạch có tên là động mạch vành và trong quá trình lão hóa thì động mạch này cũng bị xơ vữa và tắc hẹp. Khi động mạch vành tim bị hẹp sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và nặng hơn là nhồi máu cơ tim khi động mạch này bị tắc nghẽn hoàn toàn. Tai biến nguy hiểm nhất của thiếu máu cục bộ cơ tim là chết đột ngột có thể do nhồi máu cơ tim hoặc rung thất.
- Biểu hiện của Thiếu máu cục bộ cơ tim là gì?
Bệnh có 2 thể biểu hiện:
- Thể có đau ngực: khởi đầu đau ngực lúc gắng sức làm việc nặng sau đó đau ngay cả lúc nghỉ ngơi, trầm trọng hơn là nhồi máu cơ tim hoặc tử vong đột ngột.
- Thể không đau ngực còn gọi là bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng, cũng khá thường gặp ở người cao tuổi. Trên điện tâm đồ có thể thấy biểu hiện của thiếu máu cục bộ cơ tim nhưng người bệnh hoàn toàn không thấy đau ngực và đa số những người bệnh này rất chủ quan không lo điều trị, do đó người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim và tử vong đột ngột.
- Đau ngực do Thiếu máu cục bộ cơ tim có đặc điểm gì?
Đau thắt ngực điển hình do thiếu máu cục bộ cơ tim có một số đặc điểm:
- Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau ngực: cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau khi gắng sức làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa tiệc thịnh soạn, sau giao hợp, thời tiết quá lạnh cũng dễ làm xuất hiện cơn đau. Nếu cơn đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ ngơi, không có gắng sức là dấu hiệu báo động tình trạng bệnh nguy hiểm, cần theo dõi và điều trị tích cực để phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
- Tính chất của cơn đau: là cảm giác đau ở ngực trái vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu, hoặc cảm giác nặng bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.
- Thời gian cơn đau thắt ngực: thông thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá năm phút. Khi cơn đau thắt ngực kéo dài quá 15 - 20 phút phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường, cần phải nghĩ đến nguyên nhân khác. Tần suất cơn đau cũng rất thay đổi, có thể vài tuần, vài tháng một lần nhưng nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.
- Triệu chứng kèm theo: đồng thời với đau ngực người bệnh cảm thấy hồi hộp lo âu, cảm giác khó thở, vã mồ hôi, cảm giác nôn, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.
- Yếu tố làm giảm cơn đau:
- Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối trong những trường hợp nhẹ có thể qua khỏi cơn đau.
- Ngậm thuốc điều trị đặc hiệu dưới lưỡi sau vài phút có thể làm giảm cơn đau ngực. Đây cũng là một cách thử nghiệm có phải cơn đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim hay không.
- Yếu tố nguy cơ của Thiếu máu cục bộ cơ tim là gì?
Những người có những yếu tố sau đây sẽ dễ bị thiếu máu cục bộ cơ tim:
- Trong gia đình có người bị thiếu máu cục bộ cơ tim
- Hút thuốc lá
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu
- Tăng huyết áp
- Tiểu đường
- Béo phì
- Ít vận động thể lực
- Sống trong môi trường dễ bị stress
- Xét nghiệm nào giúp phát hiện sớm Thiếu máu cục bộ cơ tim?
A/ Đo điện tâm đồ
- Đo điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi.
- Ghi điện tâm đồ suốt 24 giờ
- Đo điện tâm đồ sau gắng sức thường là sau đạp xe đạp.
B/ Siêu âm tim có dùng thuốc hỗ trợ
C/ Chụp động mạch vành tim có cản quang
Rối loạn lipid máu:
Lipid máu là thành phần “mỡ trong máu”, nó gồm 3 dạng chính : Triglyceride, Phospholipid và Cholesterol..
Triglyceride trong cơ thể được tổng hợp qua 2 con đường : tại gan, mô mỡ (con đường glycerol phosphate), tại ruột non (con đường monoglyceride). Triglyceride chính là nguồn năng lượng dự trữ ở mô mỡ, sẽ được cung cấp cho gan và cơ sử dụng khi cần thiết.
Cholesterol có trong cơ thể từ 2 nguồn : do gan tổng hợp và hấp thu từ thức ăn. Cơ thể sử dụng phần lớn cholesterol để tạo ra muối mật, một lượng nhỏ còn lại dùng để tạo ra các nội tiết tố steroide rất cần thiết trong cơ thể.
Có 2 loại cholesterol chính trong cơ thể : LDL-Cholesterol (nếu loại này tăng cao trong máu sẽ lắng đọng ở thành mạch và gây xơ vữa mạch, nên còn gọi là “mỡ xấu”) , HDL-Cholesterol (có tác dụng lấy những cholesterol dư thừa trong lòng mạch đem về gan tái sử dụng ngăn chặn tình trạng xơ vữa mạch, nên còn gọi là “mỡ tốt”, nó càng cao càng tốt).
Là sự thay đổi một trong các thành phần sau trong máu : tăng LDL-Cholesterol, giảm HDL-Cholesterol, tăng Triglyceride. Vì vậy nếu chỉ làm xét nghiệm Cholesterol thì chưa đủ, vì Cholesterol tăng có thể là do LDL-Cholesterol tăng hoặc HDL-Cholesterol tăng.
Tăng Triglyceride quá cao có thể gây ra viêm tụy, tăng Cholesterol có thể gây ra các “u vàng” ở da , gân … nhưng tác hại nguy hiểm nhất là gây tình trạng xơ vữa mạch, đặc biệt là động mạch vành tim mà sự chít hẹp hay tắc động mạch này có thể gây thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim.
Cholesterol có nhiều trong bao tử, lòng đỏ trứng gà, vịt, trứng chim cút, não súc vật, nghêu, sò, ốc…, cật heo, gan… Vì vậy cần hạn chế những thức ăn này. Ngoài ra cần hạn chế sử dụng các loại bánh như pies, cakes, cookies, donuts. Không ăn thịt hộp, các tạng súc vật, thịt bò có nhiều mỡ hay thịt gà có da.
Acid béo bão hòa có trong mỡ của thịt bò, thịt heo, bơ, sữa toàn phần, kem, phô mai sữa, dầu dừa, dầu palm, dầu palm kernel.
Người rối loạn lipid máu cần giảm lượng acid béo bão hòa trong thức ăn hằng ngày, tăng lượng acid béo không bão hòa có trong : soya-bean oil, safflower oil, corn oil (Omega-6), cá và shell-fish (acid béo Omega-3 ) …
Bệnh đau thắt ngực:

1.1Định nghĩa: Đau thắt ngực là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim; là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu ôxy. Tình trạng này có thể hồi phục được.
1.2. Nguyên nhân bệnh sinh: + Khi lưu lượng tuần hoàn mạch vành giảm dưới 50% mức bình thường thì xuất hiện cơn đau thắt ngực. + Đa số nguyên nhân là do vữa xơ làm hẹp lòng động mạch vành (khoảng 90%). Vữa xơ gây ra các tổn thương ở thành động mạch vành, gây hẹp ở các thân động mạch vành (động mạch vành đoạn thượng tâm mạc và động mạch vành đoạn gần). Các tổn thương này diễn tiến thành từng đợt. Bệnh có thể trầm trọng hơn nếu có hiện tượng co thắt mạch vành, loét mảng xơ vữa, cục máu đông hoặc xuất huyết trong thành mạch. + Một số trường hợp không do vữa xơ động mạch vành là : - Viêm động mạch vành, viêm lỗ động mạch vành do giang mai, bệnh viêm nút quanh động mạch. - Dị dạng bẩm sinh động mạch vành. - Co thắt động mạch vành. + Một số nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim nhưng không do động mạch vành: - Một số bệnh tim: bệnh của van động mạch chủ, bệnh hẹp khít lỗ van hai lá, bệnh sa van 2 lá, bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim thể giãn. - Thiếu máu nặng. + Bằng phương pháp chụp động mạch vành, người ta thấy có những trường hợp có tổn thương hệ động mạch vành nhưng bệnh nhân lại không thấy đau ngực, đó là thể đặc biệt của thiếu máu cơ tim cục bộ: thể không đau ngực. 1.3. Yếu tố thuận lợi xuất hiện cơn đau ngực: - Gắng sức. - Xúc cảm mạnh, chấn thương tâm lý. - Cường giáp trạng. - Cảm lạnh. - Nhịp tim nhanh. - Sốc. - Sau ăn no. Những yếu tố này chỉ gây được cơn đau thắt ngực khi động mạch vành đã có ít nhiều bị tổn thương mà nhu cầu ôxy của cơ tim lại tăng hơn. Cơ tim bị thiếu máu, chuyển hoá yếm khí, gây ứ đọng axít lactic làm toan hoá nội bào, dẫn đến rối loạn chuyển hoá tế bào và rối loạn hoạt động dẫn truyền cơ tim.
2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
2.1. Triệu chứng đau:
- Cơn đau khởi phát chủ yếu do gắng sức, khi thời tiết lạnh hoặc sau ăn no. - Vị trí đau ở giữa phía sau xương ức; đau kiểu co thắt đè nặng hay cảm giác bị ép, có khi đau rát, đôi khi gây nghẹt thở. Đau thường lan lên cổ, xương hàm, vai; hoặc lan ra cánh tay, bờ trong của cẳng tay đến tận ngón 4, 5 ở một hoặc cả 2 bên; thời gian của cơn đau thường ngắn 2-5 phút, mất dần sau khi ngưng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành (trinitrine).
2.2. Các triệu chứng đi kèm với cơn đau: - Khó thở nhanh, nông. - Đánh trống ngực, hồi hộp. - Buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi. - Có trường hợp xuất hiện đái nhiều.
2.3. Triệu chứng về điện tim.
2.3.1. Điện tim ngoài cơn đau: -Điện tim có thể bình thường nhưng cũng không loại trừ chẩn đoán cơn đau thắt ngực. - Điện tim ngoài cơn có thể có các dấu hiệu gợi ý tình trạng thiếu máu cơ tim. - Đoạn ST chênh xuống trên >1mm ở ít nhất 2 chuyển đạo 3 nhịp liên tiếp. - Sóng T âm, nhọn và đối xứng gợi ý thiếu máu cục bộ dưới nội tâm mạc. - Ngoài ra, có thể tìm thấy hình ảnh sóng Q là bằng chứng của một nhồi máu cơ tim cũ.
2.3.2. Điện tim trong lúc có cơn đau thắt ngực: - Hay gặp nhất là có đoạn ST chênh xuống hoặc sóng T đảo ngược (thiếu máu dưới nội tâm mạc). - Đôi khi kết hợp với tình trạng thiếu máu cục bộ dưới thượng tâm mạc. - Điện tim trong lúc có cơn đau thắt ngực còn giúp xác định vị trí vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ.
2.3.3. Điện tim gắng sức: - Được thực hiện trên xe đạp, có gắn lực kế hoặc thảm lăn; chỉ được tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa, dưới sự theo dõi chặt chẽ của một bác sĩ nội tim- mạch có kinh nghiệm và có sẵn các phương tiện cấp cứu hồi sức. - Nghiệm pháp ghi điện tim gắng sức được gọi là “dương tính” khi thấy xuất hiện dòng điện của thiếu máu dưới nội tâm mạc, với sự chênh xuống trên 1mm của đoạn ST; đoạn ST chênh lên hiếm gặp hơn. - Nghiệm pháp “âm tính” khi không đạt được các tiêu chuẩn dương tính về điện tâm đồ như trên, mặc dù tần số tim bệnh nhân đã đạt được tần số tim tối đa theo lý thuyết (220 trừ đi số tuổi bệnh nhân).
2.4. Chụp X quang động mạch vành: - Đây là phương pháp rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh động mạch vành. Kỹ thuật này giúp đánh giá tiên lượng và nguy cơ của thiếu máu cơ tim, giúp chỉ định điều trị bằng ngoại khoa hay tiến hành nong động mạch vành. - Kết quả chụp X quang động mạch vành còn cho thấy đặc tính của chỗ hẹp: hẹp một chỗ hay nhiều chỗ; hẹp một, hai, hay ba thân động mạch vành, độ dài của chỗ hẹp, chỗ hẹp có gấp khúc hay không, có vôi hoá hay không và có thể phát hiện những trường hợp co thắt mạch vành phối hợp.
2.5. Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm enzym (SGOT, LDH, CPK, MB), chụp xạ hình cơ tim, chụp buồng tim có đồng vị phóng xạ; siêu âm tim hai chiều để đánh giá mức độ tổn thương cơ tim do thiếu máu.
3. Các thể lâm sàng của đau thắt ngực: 3.1. Đau thắt ngực ổn định (Stable angina): Cơn điển hình như đã mô tả ở trên: đau xuất hiện khi gắng sức, đau sau xương ức, đau vùng ngực trái có lan ra cánh tay, cẳng tay; hết đau khi ngừng gắng sức hoặc dùng thuốc giãn mạch vành.
3.2. Đau thắt ngực không ổn định (Instable angina): - Đau xuất hiện khi nghỉ ngơi, thường xảy ra vào ban đêm; thời gian mỗi cơn đau kéo dài từ 5-30 phút, mức độ nặng của bệnh tăng dần lên, khả năng gắng sức giảm, thời gian và tần số cơn đau cũng tăng dần, đáp ứng với thuốc giãn động mạch vành giảm dần. - Điện tâm đồ ghi trong lúc đau ngực thường có dấu hiệu thiếu máu nội tâm mạc, không thấy có dấu hiệu hoại tử cơ tim trên điện tâm đồ. - Xét nghiệm các enzym tim còn trong giới hạn bình thường. Đây là hội chứng đe doạ chuyển thành nhồi máu cơ tim, cần phải được điều trị và theo dõi sát.
3.3. Cơn đau thắt ngực kiểu Prinzmetal: - Là một dạng đặc biệt của cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau tự phát, không liên quan đến gắng sức, đau dữ dội có thể gây ngất. Cơn đau kéo dài 5-15 phút, thường xảy ra vào những giờ cố định, diễn tiến theo chu kỳ. - Điện tim trong cơn đau thấy đoạn ST chênh lên rõ rệt, ít khi có ST chênh xuống, không thấy sóng Q hoại tử. Ngoài cơn đau thì điện tâm đồ bình thường hoặc chỉ thay đổi ít. - Không thấy các dấu hiệu sinh hoá biểu hiện hoại tử cơ tim. - Nguyên nhân: do co thắt mạch vành. Diễn biến bệnh thường nặng, cần phải được điều trị khẩn cấp.
3.4. Thiếu máu cơ tim cục bộ thể câm: Bệnh nhân không có triệu chứng đau ngực hoặc chỉ đau rất nhẹ. Nhờ có ghi điện tim liên tục (holter) mới phát hiện được những thay đổi của đoạn ST; một số được chẩn đoán nhờ biện pháp gắng sức. 4. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
4.1. Chẩn đoán xác định: dựa vào các yếu tố sau. - Đặc tính của cơn đau. - Thay đổi của điện tim, chủ yếu đoạn ST chênh xuống trong lúc có đau ngực hoặc khi làm nghiệm pháp gắng sức. - Điều trị thử bằng thuốc giãn động mạch vành hoặc chụp xạ tim đồ (nếu có điều kiện).
4.2. Chẩn đoán phân biệt với tất cả các bệnh gây đau vùng tim: - Sa van hai lá. - Viêm màng ngoài tim. - Phình bóc tách thành động mạch chủ. - Viêm co thắt thực quản. - Bệnh túi mật. - Thoát vị cơ hành. - Viêm sụn sườn; vôi hoá sụn sườn; thoái hoá khớp vai; khớp cột sống lưng. - Cũng cần phân biệt cơn đau vùng tim thuộc bệnh tâm căn.
HỘI Y HỌC CỔ TRUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN
PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Khám bệnh – kê đơn – bốc thuốc – châm cứu
Phụ trách: Luơng y cao cấp: Hồ Sĩ Ái
Địa chỉ: Ki ốt số 1 - Chợ Giang Đình – Khối 3 – TT Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Điện thoại liên hệ : 0985.705.931 0393825194 0393827378
|